Duoi hinh bat chu

Soạn tin:  WR 1176329 gửi 8336 để đăng tin VIP thêm 30 ngày (3.000VNĐ/sms)
Soạn tin:  WR 1176329 gửi 8536 để đăng tin Siêu VIP thêm 10 ngày (5.000VNĐ/sms)
Đăng lúc: 9:34:52, ngày 01/11/2012 - Hà Nội
Đã xem: 0 . Mã Tin: 1176329
Điện thoại: 0988358823

Đặc sản Cốm Vòng Hà Nội

Thông tin quà tặng về Đặc sản Hà Nội !

Quý khách đang tìm kiếm những địa chỉ đặc sản của Hà Nội?

Quý khách muốn gửi tặng  người thân trong Sài Gòn những món quà của Hà Nội ?

Quý khách muốn chọn thứ quà ngon của Hà Nội mà nhắc đến ai cũng biết và thèm thưởng thức?...

Ở Hà Nội, có rất nhiều món ăn ngon, và trong những món ngon đó chỉ có 1 thứ quà ngon mà đã in đặm vào tâm trí của những du khách khi đến Hà Nội và người Hà Nội. Đó chính là Cốm Làng Vòng - Thứ quà của lúa nếp non !

Quà tặng-Mùa Thu Hà Nội, mùa đẹp nhất trong năm, thơ mộng nhất trong năm, mùa phương Nam không bao giờ có được. Khẽ khàng, mỏng manh trong hơi sương sớm, se se trong cơn gió nhẹ đem hương mùa bãng lãng qua các con phố…Mùa thu Hà Nội như một thứ men ngọt ngào, nhấp từng giọt, từng giọt để say hồi nào không biết, và cứ muốn say mãi.

 

 


Nhắc đến Hà Nội, không ai là không nhớ đến một thứ quà ngon, nổi tiếng, thứ quà của lúa non mà vào mỗi độ thu sang hương thơm của nó say lòng du khách khi đến đây. Tôi muốn nói đến một đặc sản của thủ đô, đã đi vào trong thi ca, trong những người sống trên đất Hà Thành và những du khách khi tới đây, đó chính là “Cốm” Hà Nội. Người Hà Nội xưa đã nghĩ ra nhiều cách để thưởng thức “Cốm”, từ “ cốm” được chế biến thành các món ăn đồ uống như: bánh cốm, chả cốm, xôi cốm, cốm chiên tôm, kẹo cốm, chè cốm, kem cốm, …và những đồ ăn đi kèm như: chuối tiêu, hồng chín… Cốm Vòng quả là một thứ đặc biệt trong mọi thứ quà Hà Nội.


 

 


 

Cốm Làng Vòng. Hương vị thu Hà Nội, nét lạ đầy ấn tượng. Những hạt cốm xanh ngọc mang hương trời khí đất, cả hồn quê và huyền thoại làng, được bọc bằng chiếc lá sen phảng phất hương thơm thóat tục, bên ngoài buộc thêm một vài sợi rơm không quá chặt, không quá lỏng, như gói những nét tinh tế lên hàng nghệ thuật một món quà dân dã của người Tràng An- người Hà Nội.


Để làm ra một Kg cốm, người nông dân đã phải vất vả từ việc chọn giống, chọn đất,  chọn lúa nếp non, và nhưng quy trình sản xuất đầy công phu !

 

Hình ảnh: Qui trình sản xuất cốm và bánh cốm  Nguyên liệu: Nguyên liệu được dùng làm bánh cốm là giống nếp cái hoa vàng. Đây là giống nếp có mùi rất thơm. Nếp phải là nếp non, hạt chỉ vừa mới cứng. Ta phải dùng nếp non vì trong nếp non lượng nước còn khá nhiều giúp hạt nếp dẻo không bị vỡ nát khi giã. Ngòai ra khi hạt nếp còn non, glucid trong hạt vẫn chưa chuyển thành tinh bột mà còn ở dạng đường maltose và glucose khá nhiều. Chính các đường này tạo vị ngọt thanh đặc trưng của cốm. Khi hạt nếp còn mềm và non, các phân tử tạo hương nằm trong hạt cũng dễ dàng thoát ra khi giã nếp giúp hình thành hương thơm cho cốm.Hạt nếp non còn giữ khá nhiều diệp lục tố sẽ cho màu xanh ngọc của cốm Nguyên liệu phải được chọn vừa đúng nếu thu hoạch nếp quá non hạt cốm sẽ quá mềm khó chế biến và tách vỏ, nếu nếp quá già khi giã sẽ gãy nát. Tách hạt: Trước khi tách hạt bông nếp có thể được trải mỏng và phơi nhẹ cho hạt nếp vừa cứng lại. Nếp non phải được tách ra khỏi bông nhẹ nhàng, tránh dập vỡ vì sẽ gây tổn thất lớn do hạt nếp còn mềm. Thông thường nếp non được tách hạt bằng tay.  Ngâm: Sau khi tách hạt nếp sẽ được ngâm nước. Mục đích ngâm nước cho hạt nếp ngấm thêm nước cung cấp cho quá trình rang hồ hoá tiếp theo. Đồng thời khi ngâm hạt nếp cũng được rửa sạch loại bỏ bớt các tạp chất. Rang lần 1: Khi rang dưới tác dụng của nhiệt, một phần tinh bột trong nếp sẽ được hồ hoá và làm chín. Quá trình này sẽ tăng tính dẻo cũa nếp non giúp hạt nếp không bị vỡ nát trong quá trình giã mà chỉ bẹp lại như hình dáng của cốm. Ngoài ra khi rang lớp vỏ trấu sẽ trở nên khô và giòn và sẽ dễ dàng bong ra trong quá trình giã. Đây là quá trình rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của cốm. Cần rất nhiều kinh nghiệm trong giai đoạn này. Nếu rang chưa đủ thời gian nếp sẽ quá dẻo, lớp vỏ chưa khô sẽ dính vào nếp nên rất khó tách vỏ khi giã. Nếu rang quá lâu, hạt nếp quá chín sẽ khô dễ gãy vỡ khi giã làm thất thoát. Ngoài ra nếu rang quá lửa đường trong nếp sẽ tham gia phản ứng maillardhay caramel hóa làm giảm độ ngọt tự nhiên của cốm, tạo mùi và màu xấu.  Giã, đãi vỏ, sàng: Nếp sau khi rang sẽ được đem giã. Dưới tác dụng của lực cơ học lớp vỏ khô của nếp sẽ bong ra và được loại ra trong quá trình sàn. Do hạt nếp có tính dẻo quá trình giã sẽ dát mỏng hạt nếp tạo dạng mỏng dẹp của cốm. Ngoài ra các phân tử mùi thơm của cốm có thể được giải phóng ra khỏi tế bào do lực cơ học và tạo hương thơm cốm đặc trưng. Nếp sau khi giã sẽ được sàn đãi vỏ và phân loại theo kích thước. Cốm sau khi được sàng phân loại gọi là cốm mộc   Rang lần 2: Cốm mộc sẽ đưọc rang lần nữa. Trong quá trình rang để tăng thêm màu xanh và hương thơm cho cốm người ta thường giã nhuyễn lá mạ và lá gừng vắt lấy nước sau đó hòa với tinh dầu hoa bưởi cho vào chảo rang cốm. Quá trình rang này sẽ hồ hóa hoàn toàn tinh bột nếp, tăng độ dẻo và làm chín hoàn toàn sản phẩm. Đồng thời quá trình rang còn làm nước trong sản phẩm bốc hơi khá nhiều giúp sản phẩm có thể bảo quản lâu. Sau khi rang xong cốm thành phẩm được để cho nguội rồi cho vào lá sen bọc kín lại.  Sản xuất bánh cốm. Cốm: sẽ được rửa sạch và ngâm nước cho mềm rồi để ráo. Khi ngâm, tinh bột trong cốm sẽ hút nước và giữ nước lại. Phần nước được giữ lại này sẽ làm mềm cốm và cung câp nước cho tinh bột trong quá trình hồ hoá sau này. Nấu: Nước đường dùng nấu cốm sẽ được nấu tan với nưóc theo tỉ lệ 500g đường với 120g nước. Sau đó cho cốm đã ngâm vào và khuấy đều. Quá trình hồ hóa tinh bột sẽ xảy ra dưới tác dụng của nhiệt độ và sự có mặt của nước, hạt cốm sẽ mềm, trương nở, tăng độ nhớt. Có thể bổ sung thêm lá dứa vào hỗn hợp nhằm tăng thêm màu và hương thơm cho bánh. Khi hỗn hợp thật đặc, cần cho thêm dầu ăn vào hỗn hợp, Dầu ăn một mặt giúp bề mặt bột bánh bóng mịn mà còn giúp chống dính khi cần thao tác với khối hỗn hợp. Định hình: Cốm sau khi được nấu và đễ nguội sẽ đưọc lấy ra bọc lấy nhân là đậu xanh cà nhuyễn, định hình thành hình vuông. Sau đó được bao gói trong bao bì plastic là thành phẩm.   Giá trị dinh dưỡng của cốm Nhu cầu hiện nay hiện nay về cốm rất cao. Tuy nhiên, các cơ sở làm cốm hiện rất ít sản xuất cốm theo cách cổ truyền. Nguyên nhân do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, rất ít người còn trồng giống nếp cái hoa vàng. Các khâu sản xuất cổ truyền rất cầu kỳ và tốn nhiều thời gian. Vì vậy có khá nhiều cở sở sản xuất cốm và bánh cốm có sử dụng chất hoá học trong sản xuất (màu, mùi, chất bảo quản& ). Cốm là một món ăn truyền thống của dân tộc, hương vị thơm ngon, đồng thời hiện nay người tiêu dùng càng ngày càng quan tâm đến sức khỏe, các sản phẩm có chất lượng và không dùng chất hoá học trong chế biến rất được ưa chuộng. Vì vậy cần có kế hoạch tổ chức sản xuất cốm theo cách cổ truyền, ứng dụng khoa học kỹ thuật để khắc phục các nhược điểm của phương pháp cổ truyền mà không dùng hoá chất nhằm tránh mai một đi một món ăn truyền thống và giúp món cốm làng Vòng ngày càng phát triển.


Các giá thành sản phẩm về Cốm được phục vụ cho quý khách :

Cốm tươi: Cốm non giá 200.000/1kg.
Bánh Cốm: Loại nhỏ giá 5000 / 1 chiếc. Loại lớn 7000/chiếc ( Vui lòng gọi điện trước 24h để đặt bánh cốm ngon)
Cốm Sấy: 180.000/1kg


Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

Cốm tươi, Cốm Sấy và Bánh Cốm.

Nhận giao hàng tới tận nơi khách yêu cầu.
Phục vụ 24/24h Đặc biệt mùa cưới này chúng tôi khuyến mại thêm cốm sấy đối với khách hàng đặt bánh cốm.

 

( Lưu ý : Vì số lượng người đặt mua Cốm nhiều, và để mua được cốm ngon, quý khách xin vui lòng liên hệ trước 24h trước khi gửi quà vào Sài Gòn hoặc quà biếu người thân. Gia đình mới có thời gian chuẩn bị và sắp xếp lịch giao sản phẩm ).


 

Địa chỉ mua đặc sản này:
Mr Kiên 0988 358 823 - 0123 542 2900
Skype: ceo.kiennguyentich
Email: dacsancomlangvonghanoi@gmail.com


comments Thông tin phản hồi (0)


Off Telex VNI VIQR




Gửi tin nhắn tới: Nguyễn Tích Kiên
Off Telex VNI VIQR



Off Telex VNI VIQR

CÁC TIN CÙNG DANH MỤC
app rao vat
appshop.vn
logo

Copyright © 2011 WebRaovat.vn. All rights reserved