Duoi hinh bat chu

Soạn tin:  WR 1194241 gửi 8336 để đăng tin VIP thêm 30 ngày (3.000VNĐ/sms)
Soạn tin:  WR 1194241 gửi 8536 để đăng tin Siêu VIP thêm 10 ngày (5.000VNĐ/sms)
Đăng lúc: 14:48:35, ngày 26/01/2013 - Toàn Quốc
Đã xem: 0 . Mã Tin: 1194241
Điện thoại: 0978456798

Cách học tiếng Trung Quốc cơ bản

HỌC TIẾNG VÀ CHỮ TRUNG HOA BẰNG TIẾNG VIỆT

Ta có thể học ngôn ngữ thế giới bằng tiếng Việt (Tiếng Việt Huyền Diệu), dĩ nhiên trong đó có tiếng Trung Hoa. Học tiếng Trung Hoa bằng tiếng Việt lại càng dễ dàng hơn, bởi vì một điều dễ hiểu là tiếng Việt và Trung Hoa liên hệ mật thiết, khắng khít với nhau. Thật vắn tắt ở đây, một trong những cách làm giầu thêm, phát triển, bành trướng thêm tiếng Việt là du nhập thêm tiếng ngoại ngữ khi tiếp cận với ngôn ngữ đó qua hiện tượng từ láy, tiếng đôi hay trực tiếp lấy tiếng ngôn ngữ đó, lấy nguyên con theo phát âm gốc hay có biến đổi, Việt hóa đi (như trường hợp chữ Hán Việt chẳng hạn).

Ai cũng biết từ Hán Việt nhan nhản trong tiếng Việt, có tác giả đã cho rằng có tới hơn 60% từ Hán Việt trong Việt ngữ. Hán Việt là từ lấy từ Hán ngữ nhưng đã Việt hóa theo những qui luật ngôn ngữ học có qui củ. Người Trung Hoa không hiểu từ Hán Việt dù là gốc của Hán Việt là Hán ngữ. Các nhà trí thức, khoa bảng Việt Nam đã Việt hóa Hán ngữ để giữ độc lập, giữ chủ quyền Việt đối với Trung Hoa. Ngày nay những từ Hán Việt dùng ở Việt Nam không còn theo những qui luật Việt hóa độc lập như xưa nữa mà dùng lung tung, hổ lốn, loạn xà ngầu, mạnh ai người ấy chế ra đem dùng. Hoặc vì ngu dốt, vì lười biếng, vì rơi vào chính sách đồng hóa của Trung Hoa, giới trí thức Việt Nam, báo chí truyền thông Việt Nam tự mình chế ra những từ Hán Việt đem vào ngôn ngữ Việt (một số giới báo chí, truyền thông Việt Nam ở hải ngoại mù quáng bắt chước lấy theo).

Áp dụng các qui luật ngôn ngữ học của tổ tiên ta ngày xưa ta có thể học tiếng Trung Hoa qua tiếng Việt bằng:

a. Từ đôi

Từ đôi là hai từ thường là danh từ khác âm đi đôi với nhau hay bắt cặp với nhau theo âm dương.

Có hai trường hợp:

.theo âm dương tương thuận có nghĩa như nhau hay có cùng một gốc nghĩa, tôi gọi là từ đôi điệp nghĩa ví dụ như gà qué: con gà là con qué, ta có gà = qué.


.hoặc theo âm dương đối nghịch có nghĩa đối nghịch nhau theo âm dương, tôi gọi là từ đôi nghịch nghĩa, ví dụ trăng trời.

Qui luật âm dương về từ đôi trong Việt ngữ của Nguyễn Xuân Quang:

Hai từ đôi theo âm dương tương thuận có nghĩa như nhau hay có cùng một gốc nghĩa, tôi gọi là từ đôi điệp nghĩa hoặc theo âm dương đối nghịch có nghĩa đối nghịch nhau, tôi gọi là từ đi đôi nghịch nghĩa.

Ta có thể dùng từ đôi, từ cặp đôi để học tiếng Trung Hoa ví dụ

./ Từ đôi gồm một từ Việt và một từ Hán phát âm theo piyin:

-đen xì

Theo qui luật từ đôi hay đi cặp đôi ta có đen = xì.

Xì là tiếng pinyin (phiên âm, giọng Quan Thoại) của Hán ngữ tịch夕là tối, đêm bao hàm nghĩa đen (tối đen, đêm đen).

-mảnh dẻ

Mảnh là mỏng như mỏng manh. mỏng mảnh, mảnh khảnh. Theo qui luật từ đôi ta có mảnh = mỏng = dẻ. Từ dẻ chính là tiếng pinyin dié của gốc cổ Hán ngữ điệp có nghĩa là mỏng được diễn tả bằng cách vẽ hình cây có lá.




Dié là mỏng (cổ ngữ).(Wang Hongyuan, The Origins of Chinese Characters, Sinolingua Beijing, 1993)


Dié, mỏng dạng chữ cổ như thấy trong hình vẽ hình cây có lá. Dẻ, dié biến âm với yè, điệp, lá. Ta thường ví mỏng như lá, áo lá là áo lót mỏng, mỏng như tờ giấy.

Cũng xin nói thêm là tiếng Việt rất đa dạng, từ mỏng của Việt ngữ biến âm với nhiều ngôn ngữ. Ta có từ đôi mỏng dính với dính chính là Anh ngữ thin (theo d=th, dính = thin), từl áy mỏng manh với manh chính là Pháp ngữ mince (mỏng) và mỏng tang, mỏng tanh với tang, tanh là Phạn ngữ tan, mỏng.

-xì hơi

Ta có xì = hơi.

Theo x=q= qu như xoăn xoắn = quăn, quắn, xì = qì. Qì là pinyin của Hán Việt khí. Theo q=c=k = kh, qì = khí (khí mây, hơi…).



Tóm lại xì hơi có xì = pinyin qì = Hán Việt khí = hơi.

-xì mũi

Ta cũng có mũi liên hệ với khí, không khí, hơi nên có từ xì mũi, xỉ mũi: hỉ mũi (theo h= s = x như hói = sói, ta có xì, xỉ = hỉ)

nên xì ruột thịt với mũi, Hán Việt tị, tì 鼻, theo x=b, như xẹp = bẹp, xì, xí = bí (pinyin là mũi). Tị biến âm với xì thấy rõ qua từ Tỵ 巳 (chi thứ sáu trong 12 địa chi) có pinyin cũng là xì. Xì liên hệ với mũi thấy rõ qua tên con tê giác pinyin là xì. Con tê giác là con thú có sừng ở mũi (tê biến âm với tị, mũi) và xì biến âm với zì (tự) vẽ hình cái mũi.


Chữ Zì (tự) vẽ hình cái mũi.
-cũ xì

昔 tích, xưa, trước, tích nhật 昔日 ngày xưa.

Piyin là xì, cũ xì là cũ xưa.

Xì cùng âm với xì là tịch, đêm giống như tích biến âm với tịch nên tích cũng có một nghĩa là đêm như nhất tích 一昔 một đêm.

./ Từ đôi gồm một từ Việt và một từ Hán Việt:

-kẻ sĩ

士 sĩ

Ta có kẻ = sĩ.

Việt ngữ kẻ = kẻ (cây thẳng dùng làm thước để gạch: thước kẻ), kẻ = kè (nọc đóng ở bờ nước) = ke (bộ phận sinh dục nam) = kì , ki (cây) = que (nọc, cọc)…

Tóm lại kẻ có gốc cây, nọc, cọc, c…c . Kẻ chỉ người nam, người cột trụ, người miền núi,người tộc hươu, tộc Kì Dương Vương, chỉ núi kì, núi cột trụ thế gian. Hán Việt sĩ chỉ phái nam có học thức, học giả giữ vai cột trụ, rường cột, lương đống:

Trong lăng miếu ra tài lương đống,

Ngoài biên thùy rạch mũi can tương.

(Nguyễn Công Trứ, Kẻ Sĩ). 

là những người quan trọng nhất trong xã hội ngày xưa :

Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt,

Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên. (1)

Có giang sơn thì sĩ đã có tên,

Từ Chu Hán, vốn sĩ này là quí…

(Nguyễn Công Trứ, Kẻ Sĩ). 

(1) Tước có năm bậc thì sĩ cũng dự vào; dân có bốn nghề thì sĩ đứng đầu tiên: sĩ, nông, công thương.

Và sĩ cũng rất quan trọng trong xã hội ngày nay như bác sĩ, văn sĩ, nghệ sĩ, binh sĩ (binh lính cũng được gọi là sĩ vì ngày xưa chỉ phái có sĩ, có cọc mới phải đi lính (lính ngày xưa phải có linga) và binh lính liên hệ với cọc nhọn, khí giới (Ngoài biên thùy rạch mũi can tương).…

Nguồn gốc của từ sĩ cũng giống như từ kẻ có nghĩa là cọc, cược, bộ phận sinh dục nam.


Chữ sĩ vẽ hình bộ phận sinh dục nam hay phát nguyên từ hình vẽ một thứ khí giới cổ.
Theo hình trên, sĩ vẽ hình bộ phận sinh dục nam hay phát nguyên từ hình vẽ một thứ khí giới cổ. Bộ phận sinh dục nam được biểu tượng bằng cọc, nọc vật nhọn (ví dụ penis có pen-, cây viết, nguyên thủy cây viết là một vật nhọn), giống như khí giới cổ đơn giản cũng chỉ là một vật nhọn.

Sĩ chỉ bộ phận sinh dục đực cũng thấy rõ qua từ mũ, Hán Việt mẫu 牡 chỉ con thú đực có chữ sĩ như mẫu ngưu là con bò đực. Mẫu cũng còn có nghĩa là cây chốt cửa, nọc then cài cửa, như thế con vật đực có nghĩa là con thú có nọc, cọc. Mẫu biến âm với mâu, vật nhọn, khí giới nhọn như xà mâu, mâu thuẫn, với Việt ngữ mấu (ngạnh sắc), bấu (bằng móng nhọn sắc).

Ở hình trên cũng xin lưu ý ở phần tham khảo (for reference) của chữ mũ (đực, nọc, cọc) có vẽ hình con hươu sừng ở dưới bụng có phụ đề hình cây cọc cắm trên mặt đất có ý cho biết là con hươu cọc, hươu nọc, đực. Điểm này cho thấy hươu sừng biểu tượng cho thú đực, nọc, cọc. Con hươu, con hưu, con hiêu là con hèo (roi, nọc). Theo h=k như hết = kết, ta có hèo = kèo (cọc nhỏ), ta có từ đôi kì kèo nên kèo = kì ( ki, cây). Con hươu = con hèo = con kèo = con kì. Kì Dương Vương có một nghĩa là Vua Hươu Đực có nhũ danh là Lộc Tục (Hươu Đục, Hươu Đực). Hán Việt lộc = Việt ngữ nọc. Con lộc là con nọc, con cọc, con log (khúc cây). Vì thế con hươu là con cọc như thấy trên hình, tên cổ Việt con hươu sừng là con Cọc do đó trò chơi Bầu Cua có con hươu sừng, con Cọc nên phải gọi là Bầu Cua Cá Cọc thay vì gọi sai là Bầu Cua Cá Cọp (Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc).

Cũng xin lưu ý chữ sĩ 士 tương tự như chữ thổ 土 là đất, tại sao? là vì thổ, đất thế gian liên hệ với trụ chống trời được biểu tượng bằng Núi Trụ Thế Gian (núi Kì), trong ngũ hành của Trung Hoa khi diễn tả theo hình vuông thì hành Thổ ở giữa tâm hình vuông, tức là hành trục, cột trụ. Trong giáp cốt văn Thổ được diễn tả bằng một trụ đá mang hình ảnh núi trụ thế gian, núi Kì, trụ chống trời, hình ảnh ông Bàn Cổ (Bàn là phiến đá bằng như bàn thạch là đế giữ trụ cho vững và Cổ là cột trụ (cổ là cột trụ cắm đầu vào thân mình). Ông Bàn Cổ là ông Trụ Chống Trời biểu tượng cho cõi đất thế gian.


Trong giáp cốt văn Thổ (tũ) được diễn tả bằng một trụ đá.
Thổ liên hệ với cột trụ, cọc như chữ sĩ nên giống chữ sĩ chỉ khác nét ngang ở đáy. Thổ là đất là cõi bằng vì thế nét ngang ở dưới biểu tượng cho mặt đất bắng nên phải cường điệu dài hơn nét ngang ở đáy chữ sĩ (nét này ở chữ sĩ chỉ thành bụng chỗ cái cọc đâm ra). 

(sẽ có một bài viết riêng về từ sĩ).



Bí quyết học tiếng Trung Quốc của Lãn Miên

Phân tích TỪ ĐÔI theo “ Qui Tắc tạo ngôn từ Việt” của Lãn Miên:

Đặc điểm đặc sắc nhất của tiếng Việt là “đơn âm thành nghĩa” (theo khẳng định của các học giả Trung Quốc, khi nghiên cứu ngôn ngữ Bách Việt cổ đại trên lãnh thổ Trung Quốc ngày nay) tức là nói ra một “tiếng” là đã thành một nghĩa hoàn chỉnh, đó chính là một “từ” (theo khẳng định của giáo sư ngôn ngữ học Việt Nam Cao Xuân Hạo). Một tiếng (phát ra là đơn âm tiết) mà có ngay một nghĩa hoàn chỉnh, đó chính là một “nhất nguyên”. Do tư duy Việt là tư duy phồn thực Âm Dương nên một “tiếng” phát ra có nghĩa ấy họ coi nó như là một cái “trứng ”, mà biết Nói khi nó Nở rồi Nảy ra khỏi cái Nôi sinh ra nó (“Trứng”= “T,rưng” = “Tửng Từng Tưng”= “Tiếng”, như tiếng đàn, nên Cổ Hán Thư từ ngàn năm trước công nguyên đã có nhận xét rằng: người Bách Việt nói như chim hót). Cái Nôi để cho Nở ra tiếng Việt ấy chính là cái Mồm của người Việt, nhưng người Việt phân biệt rõ cái Mồm để ăn khác với cái “Mồm để nói thành Tiếng”= (lướt)= “Miệng” (về sinh học, chúng rõ ràng là hai cơ quan chức năng khác nhau có phân biệt rõ ràng; các ngôn ngữ khác kể cả Hán ngữ chỉ có dùng chung một từ “mồm” cho cả chức năng ăn cả chức năng nói). Giáo viên dạy tiểu học ngày nay không biết qui luật tạo ngôn từ của tiếng Việt nên câu “hãy luôn vệ sinh răng mồm” thì lại nói với học sinh “hãy luôn vệ sinh răng miệng”; câu “hãy mở miệng phát âm cho to” thì lại nói với các em “hãy mở mồm phát âm cho to”, không như thời xưa tôi học lớp đệ ngũ (lớp đầu tiên của cấp một bây giờ) được dạy phân biệt rõ ràng, dù thời đó Việt Nam chưa có thạc sĩ hay tiến sĩ ngôn ngữ học nào cả. Một từ của tiếng Việt là một đơn âm tiết, nó có thể là:
- Một tiếng kết cấu bằng phụ âm đầu (tôi gọi nó là cái Tơi tức cái vỏ của Tiếng, như cái áo tơi – tiếng Tây gọi là condom, còn ám chỉ cái “bao cao su”) với phần âm vận tiếp sau (tôi gọi nó là cái Ruột). Ví dụ từ Hôi và từ Tanh thì H- và T- đều là cái Tơi, âm vận -ôi và –anh đều là cái Ruột. Hôi Tanh là một từ Đôi, vì Hôi và Tanh là cùng Chất tức cùng Nòi nhưng khác Sắc nhau, chung lại Hôi Tanh mang nghĩa Nhiều (hơn) tức Nhấn (mạnh hơn). Chính bởi mỗi tiếng ở qui tắc này đều có đầu là Tơi , là cái vỏ, nên người Việt mới biết nuôi loài chim dễ dạy nó bắt chước tiếng người và gọi nó là chim Tiếng, nhưng lại biết kỹ thuật bóc cái Tơi của Lưỡi nó khi nó còn nhỏ để cho lưỡi nó mềm dễ tập nói hơn, nên con chim Tiếng bị bóc mất Tơi rồi , tức mất “T” rồi thì thành ra gọi là con chim Yểng, sau thành tên gọi muôn thủa cho loài chim đó luôn. 
- Một tiếng do một nguyên âm đơn lẻ hoặc một âm vận tạo nên (tôi gọi chúng chung là “tiếng vắng Tơi”). Ví dụ từ U và từ Em đều có mẫu số chung là “vắng Tơi” tức “vắng Phụ âm đầu”. Tại sao không dùng “không có”? Bởi vì “không có” là một khái niệm, tạo thành bằng hai từ Không và Có, đó đã là một câu phủ định hẳn hoi chứ không phải là một từ, “từ” của tiếng Việt chỉ là có một “tiếng” mà thôi. Ở đâu ra cái từ “vắng” ấy , mà khái niệm nó chuyển tải nghĩa là “không có mặt tại hiện trường” là cả một câu rõ dài. Nó chính là từ Qui tắc tạo ngôn từ Việt mà ra. Khái niệm Âm của người Việt tương ứng con số zero là 0=Mô=Vô=Nỏ=Chớ=Chăng=Chẳng, là những tiếng đơn âm tiết khác nhau nhưng có chung một nghĩa là “không”. Như vậy về “nghĩa” thì những “trứng” này là cùng một Nòi, chẳng hạn cùng là trứng gà hay cùng là trứng vịt; nhưng về âm phát ra tức về “sắc” ( như là sắc thể DNA) thì chúng khác nhau. Bởi vậy nếu hai từ trong số đó ghép cùng với nhau thì chúng như hai trứng cùng Nòi khác Sắc, như là trứng Đực và trứng Cái (Dương và Âm) hút lại với nhau trong một cái Nôi, như thành một cái trứng có hai lòng đỏ trong cùng một Nôi (khác với Tiếng đơn chỉ như một cái Trứng có một lòng đỏ) nên gọi là một Đôi (Đôi đã là hàm ý Âm Dương tương thuận rồi, như đôi đũa, đôi vợ chồng, nên chỉ gọi nó bằng một tiếng “Đôi” là đủ hiểu, như tư duy “đơn âm thành nghĩa” của ngôn ngữ Bách Việt). Đó là các từ Đôi vẫn được dùng thường xuyên trong ngôn ngữ dân gian Việt như: Mô Nỏ, Mô Chớ, Mô Chăng, Chăng Chớ, Vô Chẳng, vẫn cùng nghĩa với các Trứng đơn kia vì chúng đều cùng Nòi, nhưng vì chúng như trứng sinh đôi hai lòng đỏ nên Nghĩa của chúng mang khái niệm Nhiều (hơn) tức Nhấn (mạnh hơn) là chỉ dùng Trứng đơn một lòng đỏ. 
Từ “Vô Chẳng”=(lướt)=Vắng, đã do qui tắc Lướt mà thành một “tiếng”.
Nhiều dân tộc gọi ngôn ngữ là Lưỡi, như tiếng Anh thì Lưỡi Mẹ (mather tong là Tiếng Mẹ Đẻ), tiếng Nga thì là Lưỡi Nga (i-a-dức Nga). Tiếng Việt thì ngôn ngữ cũng từ Lưỡi mà ra nhưng chẳng dùng thô thiển như vậy, Lưỡi cũng như Mồm, chia hai chức năng là chức năng bản năng và chức năng tư duy rõ rệt. Chức năng bản năng thì Lưỡi=Liếm=Nếm; chức năng tư duy thì Lưỡi=Lời=Nói (trong Hán ngữ chẳng thấy có cái Qui tắc tạo từ logic như vậy, chưa kể các ngôn ngữ khác). Ghép hai tiếng cùng Nòi khác Sắc là Lời với Nói thành Lời Nói (tức từ Đôi, “Âm Dương tương thuận”) thì Lời Nói có nghĩa là Ngôn Ngữ bởi nó hàm ý Nhiều, như Nở ra từ cái trứng có hai lòng đỏ. Về Nghĩa thì Lời=La=Lối=Ngợi=Ngôn (nó đã do từ Việt có trước rồi mới sinh ra “từ Hán-việt”). Về Sắc thì Lời=Láy=Lái=Lóng=Líu-Lo=Lanh-Lảnh=Lảnh-Lót=Lẳng-Lơ=Lả-Lơi=Lắt-Léo=Lươn-Lẹo v.v. sinh ra theo Qui tắc Nở (là một trong các Qui tắc tạo ngôn từ Việt của Lãn Miên) thành vô số từ dính diễn tả muôn sắc thái khác nhau của Lời. Về Nghĩa thì Nói=Gọi=Gạ=Na=Nga=Ngâm-Nga=Ngữ (nó cũng đã do từ Việt có trước rồi mới sinh ra “từ Hán-Việt”). Về Sắc thì Nói=Nạt=Nựng=Nịnh-Nọt=Nũng-Nịu v.v. cũng nở ra muôn sắc thái khác nhau của Nói.
Từ đôi là từ ghép bằng hai tiếng cùng Nòi khác sắc. Hai tiếng cùng Nòi có thể đều là của Việt, có thể một của Việt, một mượn của tộc khác miễn là nó cùng Nòi (tức đồng nghĩa) để khái niệm thành ý Nhiều (hơn). Ví dụ cùng Nòi “gà” thì Gà (từ Việt) ghép với Qué ( từ Hoa, Qué=Kê) thành từ đôi Gà Qué có nghĩa là nhiều loại gà; cùng Nòi “tre” thì Tre ( từ Việt) ghép với Pheo (từ Mường) thành từ đôi Tre Pheo có nghĩa là nhiều loại tre; cùng Nòi chó thì Chó (từ Việt) ghép với Má (từ Tày) thành từ đôi Chó Má có nghĩa là nhiều loại chó.

Từ Kẻ Sĩ không phải là một từ đôi mà chỉ là một từ ghép chỉ người có học. Kẻ Sĩ người Hán đã dịch theo kết cấu ngữ pháp Hán thành từ Sĩ Tử, có thể chấp nhận Sĩ Tử là một “từ Hán-Việt” vì nó viết theo kết cấu Hán là phụ trước chính sau ngược với kết cấu Việt là chính trước phụ sau, nhưng Sĩ và Tử đều là những tố gốc Việt. Chứng minh: Bắt đầu là từ Đẻ trong “Đẻ Đất Đẻ Nước”, Đẻ=Kẻ=Cò (thằng trai, tiếng Thanh Hóa)=Kô ( tiếng Nhật, Kô-đô-mô nghĩa là con trai)=Con (nghĩa là con trai)=Cái (nghĩa là con gái)= Cu (tiếng Vân Kiều)=Tu (tiếng Tày)=Tử ( có viết bằng chữ nho)=Tí (tiếng Việt)=Đĩ=Kỹ (kỹ nữ)=Sĩ (học giả). Trong tất cả 13 từ cùng Nòi chỉ người, của đại tộc Việt, kê trên chỉ có vài chữ được viết bằng chữ nho, người Hán mượn dùng những chữ đó. Cũng trong những từ cùng Nòi kê trên có các từ đôi như Cu Tí (chỉ bọn nhóc con), Con Cái (chỉ cả trai cả gái).

Phân tích TỪ ĐỐI theo Qui tắc tạo ngôn từ Việt của Lãn Miên:

Về hình thức thì từ đôi viết bằng hai “tiếng”, ví dụ từ Hôi Tanh; từ dính viết bằng hai “tiếng” nối nhau bằng một gạch ngang, ví dụ từ Lả-Lơi; thì từ đối nên viết bằng hai “tiếng” giữa có một gạch xẹt, ví dụ từ Đỏ/Đen (cũng như là Dương/Âm hay Một/ Mô tức 1/0). Bản thân Đôi/Đối cũng đã là một Từ Đối, vì Đôi mang khái niệm “Âm Dương tương thuận”, Đối mang khái niệm “Âm Dương tương nghịch”, hai nghĩa này nghịch nhau. Trong tiếng Việt, chỉ cần đổi một cái dấu thanh điệu khác đi là thành ngay một tiếng nghịch nghĩa với tiếng đầu, ví dụ đứa trẻ lên hai vừa biết nói đã biết biểu đạt phủ định “ Ứ!” là khái niệm “ không” và khẳng định “ Ừ!” là khái niệm “có”. Từ đối Ứ/Ừ là từ đối tạo thành bởi hai tiếng cùng “vắng Tơi”, còn nếu viết Ứ ừ ! thì đó không phải là một từ mà là một câu mang khái niệm “không đồng ý”. Chỉ cần đổi khác cái dấu thanh điệu là có ngay một khái niệm nghịch nghĩa với khái niệm đầu. Ví dụ Đôi/Đội cũng là một từ đối, vì Đội mang khái niệm “ nhiều cá thể”, nghịch với Đôi mang khái niệm “chỉ có hai cá thể”; Đối/Đổi cũng là một từ đối, vì Đổi mang khái niệm “khác đi không nhất thiết 180 độ”, nghịch với Đối mang khái niệm “khác đi phải nhất thiết 180 độ”. Nguyên thủy thì các từ đối trong tiếng Việt phải là cặp tiếng có mẫu số chung là “cùng chung Tơi” hoặc “cùng vắng Tơi”. Cùng chung Tơi như cặp Sáng/ Sém ( Sáng và Sém cùng chung Tơi “S”), Xích/Xám (Xích và Xám cùng chung Tơi “X”), Đỏ/Đen (Đỏ và Đen cùng chung Tơi “Đ”, Tỏ/ Tối ( Tỏ và Tối cùng chung Tơi “T”), do nghĩa chúng tương tự nhau và người dùng không nắm qui tắc nên dần dần xếp lộn cặp như Sáng/Tối, Đỏ/Tối ( đỏ lửa / tối đèn).
Theo Qui tắc tạo ngôn từ Việt của Lãn Miên thì
Khái niệm lớn:Tỏ=Đỏ=Rõ=Rạng=Sáng=Láng=Lượng=Xương=Xích đã cho thấy là từ thuần Việt có trước, “từ Hán-Việt” có sau, là từ cái “từ tố” của Việt, trong các chữ Việt ấy chỉ có vài chữ Việt có viết bằng chữ nho là Lượng, Xương, Xích và Hán có thể mượn của Việt để dùng, và được gọi là “từ Hán-Việt”.
Khái niệm nghịch với Tỏ là Tối: Tối=Túi=Tịch thì chỉ có mỗi Tịch của Việt là được viết bằng chữ nho, và Hán mượn dùng chữ đó để gọi Tịch là ban đêm, họ phát âm là Xi, do nó chính là âm Xì của Việt. Âm Xì này được sinh ra như thế nào? Người Việt có câu thành ngữ “Xám như màu Chì”, đã theo Qui tắc Lướt mà tạo ra “Xám như màu Chì”=(lướt)=Xì. Xì sẽ cùng nghĩa với Đen, nên mới có từ đôi là Đen Xì mang nghĩa Nhiều (hơn) tức Nhấn (mạnh hơn) cái khái niệm Đen (hai “trứng” rõ ràng là nhiều hơn một “trứng”, nếu thêm láy nữa là Đen Xì Xì thì lại càng mạnh ý hơn vì “ba cây chụm lại nên hòn núi cao”). Người Hán đã mượn âm “Xì” này và họ phát âm là “Xi” để đọc chữ Tịch, nghĩa là ban đêm. Mà từ Việt: Đêm=Đen=Hoẻn=Hắc=Hóng (bồ hóng thì màu đen)=Bóng (bóng của vật thì màu đen, Bóng Đêm hay Bóng Đen đều là những từ đôi), trong những chữ cùng Nòi khác Sắc ấy chỉ có một chữ Hắc của Việt là được viết bằng chữ nho, người Hán mượn chữ ấy và phát âm chữ ấy là “hây”.

Tóm lại nếu cứ theo Qui tắc tạo từ Việt của Lãn Miên thì bất cứ Nôi khái niệm lớn nào cũng gồm rất nhiều từ cùng Nòi của gốc Việt tất, trong đó chỉ có số ít chữ có viết bằng chữ nho thì được Hán mượn dùng trong Hán ngữ. Kê ra thì bao giờ cho hết, nên lại chỉ nêu một ví dụ: 
Khái niệm lớn “bộ để che” là:
Che=Dẻ=Da=Lá=Liếp=Diệp (có chữ nho, người Hán phát âm là “dê” vì họ không phát âm được cái âm ngậm như người Việt Nam hay người Quảng Đông)=Nẹp=Nắp=Nốc (cái thuyền nan có mui)=Mộc (cái mộc che đỡ khi đấu gươm)=Mui=Mái=Cái (có chữ nho, người Hán phát âm là “cai dử” hiểu là cái mái nhà), thời tiền sử người Hán ở hầm đào hàm ếch trong lòng đất làm gì có khái niệm mái nhà.Trong các từ Việt ấy có từ đôi như Da Dẻ, Mái Mui, Lá Liếp.
Bí quyết khi học tiếng Trung Quốc và chữ nho là: Chỉ cần hiểu đúng lịch sử 5000 năm văn hiến Lạc Việt ở bờ nam sông Dương Tử thì người Việt Nam học tiếng Trung Quốc hay người Trung Quốc học tiếng Việt Nam đều thấy rất dễ dàng, nhanh đến độ mới học một từ đã biết ngay được hai chục từ.


comments Thông tin phản hồi (0)


Off Telex VNI VIQR




Gửi tin nhắn tới: nguyễn đức tuyến
Off Telex VNI VIQR



Off Telex VNI VIQR

CÁC TIN CÙNG DANH MỤC
app rao vat
appshop.vn
logo

Copyright © 2011 WebRaovat.vn. All rights reserved