Bê thui Đà NẵngCâu chuyện về Bê thui.Xóm Cầu Mống nằm ở phía Bắc cầu Câu Lâu trên quốc lộ 1A (thuộc xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, Quảng Nam), cách thành phố Đà Nẵng chưa đầy 20km. Sở dĩ có tên gọi này là do từ thời Pháp thuộc, nơi đây từng có một cây cầu cong cong vồng cung nên gọi là cầu Mống.Theo thời gian, cây cầu dần hư hỏng và bị phá dỡ, vết tích nay đúng là chỉ còn lại… cái mống cầu. Có lẽ cũng chẳng ai còn nhớ đến chiếc mống cầu bình thường ấy nếu không phải vì một đặc sản thành danh của vùng đất này: món bê thui! Cũng vì thế mà cánh tài xế Bắc - Nam và khách Du lịch luôn thích nấn ná ở nơi này để thưởng thức đặc sản, dù cây cầu mới xây nằm cách đó đến vài cây số. Cầu Mống cũng trở thành một điểm đến ẩm thực hấp dẫn trong bản đồ Du lịch Việt Nam.Món trứ danh dọc đường quốc lộThịt bê Cầu Mống ngon có lẽ nhờ một phần bởi những đồng cỏ xanh mướt, trải dài ven hai bờ sông Thu Bồn, nhất là vào mùa xuân, cỏ xanh non khiến thịt bê càng thêm hấp dẫn. Con bê bị đem làm thịt thường khoảng năm tháng tuổi, nặng chừng 40kg (nhỏ hơn thì thịt nhão, già hơn thì thịt dai).Ngoài ra, người dân địa phương còn có một bí quyết để tạo cho món thịt bê non trở nên trắng hồng và ngon ngọt hơn là nuôi bê bằng đọt mía vài tuần trước khi làm thịt. Bê đem quay được nhồi thêm sả, lá chanh, lá ổi… vào bụng để thịt có hương thơm hơn. Bê được thui bằng củi lấy từ cây dâu phơi khô, còn không thì thay thế bằng than hoa đốt từ cây rừng tạp, nhưng lửa sẽ hay táp mà không bén đều bằng gỗ dâu.Trong quá trình quay bê đều trên lửa, người ta dùng một que sắt nhọn thỉnh thoảng châm vào da cho khí nóng len sâu vào thịt, da không bị ứ nước. Mỗi ngày, nguyên xóm Cầu Mống cũng phục vụ tới vài chục con bê, không chỉ bán tại chỗ, mà còn chuyển vào Hội An, Đà Nẵng, Tam Kỳ... Riêng tại các quán nổi tiếng như Bảy Lép, Mười thì chỉ trong hơn một giờ đã thấy có đến hai thân bê mới quay nóng hổi được đưa ra.