Theo ông ương Văn Tự - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA) cho biết, trong 7 tháng qua, Việt Nam vẫn là quốc gia đứng thứ 2 về xuất khẩu cà phê, chiếm 16% sản lượng thế giới. Nếu xếp hạng theo loại cà phê xuất khẩu thì Việt Nam là nước xuất khẩu Robusta lớn nhất thế giới.
Cà Phê Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các nước nhập khẩu chính Cà phê của Việt Nam: Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Nhật Bản, Bỉ, Hàn Quốc, Pháp, Vương quốc Anh và Liên bang Nga. Thứ vàng đen này của Việt Nam đã nhận được sự đón nhận của người tiêu dùng khắp năm châu. “Đây là một đối thủ thật sự của ngành Cà phê Braxin” là đánh giá của Nguyên tổng thống Braxin - ngài Luiz Inacio Lula da Silva sau khi thưởng thức ly cà phê Legendee trong buổi gặp gỡ đầu tiên với chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tại Việt Nam.
Các thị trường nhập khẩu Cà phê của Việt Nam có xu hướng ngày càng phát triển về sản lượng. Điều này mở ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp Cà phê Việt Nam. Sau đây là biểu đồ “Xuất khẩu của Cà phê” của Việt Nam những năm vừa qua.
Biểu đồ : Xuất khẩu cà phê của Việt Nam (Nguồn: Tổng cục thống kê)
Về giá cả, nhìn chung giá Cà phê Việt trên các sàn giao dịch trên thế giới lên xuống không đều, nhưng xu hướng chung là tăng. Trên sàn Liffe tại London, giá Cà phê Robusta giao tháng 11 tăng 34 USD, tương đương 2% lên 1.703 USD/tấn. Giá giao tháng 1 tăng 31 USD, tương đương 1,83% lên 1.693 USD/tấn. Các kỳ hạn khác giá tăng trên 1,1%.
Biểu đồ : Giá cà phê robusta tại London, Việt Nam (Nguồn: http://www.xaluan.com)
Nhìn chung, Cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới đã có một vị thế quan trọng, tuy nhiên muốn giữ vững và phát triển vị thế của thương hiệu “Made in Vietnam” này đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa nông dân – doanh nghiệp – nhà nước, trong việc nâng cao sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm từ khâu trồng trọt, thu hoạch đến chế chế biến.