Thông thường, từ 6 đến 7 tháng tuổi trẻ bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên. Hàm răng tiếp tục được hoàn thiện cho đến khi trẻ 2-3 tuổi. Đến thời điểm này, tất cả 20 chiếc “răng sữa” của bé sẽ đều xuất hiện.
Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp trẻ sinh ra đã có răng và nhiều trường hợp khác 6-7 tháng tuổi vẫn chưa có chiếc răng nào, dân gian gọi là răng mọc “chậm”.
Sơ đồ
Dấu hiệu trẻ mọc răng
Khi trẻ đang mọc răng thường thích cắn, gặm đồ vật, hay cáu kỉnh và thường xuyên đòi bế.
Nếu con bạn không có vẻ gì là đau ốm, song tâm trạng bé không vui, bạn hãy kiểm tra lợi của con.
Nếu bé đang mọc răng, bạn sẽ cảm thấy một cục cứng hoặc một điểm nhọn nhô lên bề mặt lợi. Chỗ gồ lên trông có vẻ đau và sưng.
Ngoài ra trẻ còn có các triệu chứng khác:
- Má ửng hồng
- Trẻ đưa cả nắm đấm tay vào miệng
- Chảy dãi
- Hay cắn
- Đi tướt (do một loại enzym được phóng thích trong quá trình trẻ mọc răng cùng với việc trẻ nuốt quá nhiều nước miếng).
- Trẻ ngủ không ngon, hay tỉnh giữa giấc
Cần lưu ý một điều rằng, mọc răng không làm cho trẻ bị ốm, song các ông bố bà mẹ có xu hướng đổ mọi nguyên nhân trẻ ốm cho việc mọc răng. Nôn mửa, tiêu chảy hay sốt cao không có liên quan gì đến trẻ mọc răng cả, đó là triệu chứng của một căn bệnh nào đó và bố mẹ tốt nhất nên đưa trẻ gặp bác sĩ để kiểm tra
Giảm đau cho trẻ
Khi trẻ mọc răng, trẻ sẽ có đôi chút xáo trộn trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, song bạn đừng lo lắng. Điều tốt nhất bạn có thể mang lại cho bé là thật nhiều ôm ấp, ve vuốt yêu thương. Hãy nhẹ nhàng xoa bóp lợi của trẻ, để trẻ được nhay nhay ngón tay bạn.
Nếu vì trẻ mọc răng mà “lười ăn” những thức ăn quen thuộc, đừng ép bé. Hãy cho trẻ ăn những món khác, ăn lạnh, ví dụ như rau quả nghiền nhuyễn làm mát từ tủ lạnh, sữa chua, mứt... Cho trẻ gặm cà rốt, táo, dưa chuột lấy từ tủ lạnh (mát vừa đủ chứ không phải đóng đá kẻo làm hại lợi của bé). Lưu ý đến trẻ nhiều hơn, vì giai đoạn này trẻ có thể hay cho đồ linh tinh vào miệng.
Hãy giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn bằng mọi cách có thể. Song nếu bạn cảm thấy mình thất bại hoàn toàn trong khi bé vẫn khóc, hãy đặt bé vào một nơi an toàn (như cũi của bé chẳng hạn) để bạn có thể bỏ ra ngoài vài phút. Như thế bạn sẽ không phải làm gì khiến bản thân hối hận trong lúc mất bình tĩnh như đánh bé. Sang phòng khác, bật nhạc lên, uống một tách trà và hít thở thật sâu để lấy lại bình tĩnh.
Nếu bạn muốn được tư vấn nhiều hơn hãy liên hệ với chúng tôi nhé!
Nha khoa Trang Dung
Cơ sở 1: 3K Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội - Điện thoại (04) 39711023
Cơ sở 1: 3B Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội - Điện thoại (04) 39721784
Email: info@nhakhoatrangdung.com.vn
Web: http://nhakhoatrangdung.com.vn
YM: nhakhoatrangdung1