Bệnh nghiến răng thường diễn ra lúc chúng ta đang ngủ say. Chúng ta không hay biết trong lúc ngủ mình bị nghiến răng hay không. Nhưng hệ quả mang đến thì rất nghiêm trọng nó ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hệ thống mặt nhai và khớp cắn của răng.
Hậu quả của bệnh nghiến răng:
a. Răng bị hư hại: răng sẽ bị mất hết lớp men để lộ ra lớp ngà bên trong có chứa các dây thần kinh, dễ dẫn đến tình trạng ê buốt răng, nứt gãy các múi răng thậm chí là lung lay hoặc rụng. Anh hưởng tới chức năng nhai và cảm giác ngon miệng, nhìn khuôn mặt già đi.
b. Đau đầu, đau mặt mãn tính: nghiến răng nhiều có thể làm cơ hàm phải có thắt liên tục, gây ứ đọng các sản phẩm chuyển hóa của quá trình trao đổi chất trong mô cơ. Từ đó gây nên các triệu chứng: đau khớp hàm, có tiếng kêu lụp cụp khi há miệng hoặc nhai, rối loạn vận động há miệng lệch, há miệng khó, làm da mặt chảy xệ xuống. Đi lèm với các cơn đau là hiện tượng Stress càng làm cho bệnh nghiến răng trở nên trầm trọng
c.Rối loạn khớp thái dương hàm: nghiến răng có thể dẫn tới việc làm thay đổi và rối loạn cấu trúc mô khớp, hư hại khớp hàm, đau vùng cổ, vùng mặt … gây nên hiện tượng khó nuốt.
Chữa bệnh nghiến răng
a. Quản lý Stress:
Tham gia các môn thể thao như tập thể dục, các môn thể thao tăng cường sự vận động. Nếu tình trạng nghiêm trọng có thể gặp Bác sĩ tâm lý.
b. Sử dụng dụng cụ bảo vệ răng:
Sử dụng các khí cụ bảo vệ răng bằng cao su trong đó máng chống nghiến răng là giải pháp được xem là hiệu quả nhất . Máng chống nghiến răng có tác dụng loại bỏ sự tiếp xúc quá mức, nâng đỡ hàm tốt …sử dụng về ban đêm khi ngủ.
c. Các vấn đề về răng:
Nếu bệnh nghiến răng có nguồn gốc từ răng, nha sĩ có thể tiến hành nắn chỉnh răng xô lệch. Trong đó việc mài chỉnh khớp cắn được cho là mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra chỉnh nha cũng được xem là biện pháp hữu hiệu trong việc giúp cải thiện tương quan giữa hai hàm.
d. Sử dụng thuốc:
Nếu bạn bị chứng nghiến răng khi ngủ do tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, bác sĩ có thể thay thuốc hoặc kê cho bạn một loại thuốc khác để làm mất tác dụng của chứng nghiến răng này
e. Thay đổi thói quen .
Để tránh thói quen siết chặt răng hoặc nghiến răng, ban ngày có thể tập thói quen đặt nhẹ đầu lưỡi giữa hai hàm răng khi nuốt và khi nghỉ . Lâu dần động tác này sẽ trở thành thói quen hay nói cách khác là một hoạt động vô thức để từ bỏ thói quen nghiến răng.
f. Khám răng theo định kì.
Là cách tốt nhất để sang lọc chứng nghiến răng. Thông qua các dấu hiệu ở miệng và hàm Nha sĩ sẽ dễ dàng phát hiện ra tật nghiến răng trong khi ngủ của bạn mặc dù bạn không hề biết.
Để được tư vấn thêm quý khách vui lòng liên hê:
Nha khoa Trang Dung
Cơ sở 1: 3K Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội – Điện thoại: (04) 39711023
Cơ sở 2: 3B Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội – Điện thoại: 04) 39721784
Email: info@nhakhoatrangdung.com.vn
Web: http://nhakhoatrangdung.com.vn
YM: nhakhoatrangdung1