Có nhiều thông tin dự báo về thời hạn giải ngân gói 30000 tỷ (gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ). Theo thông tư số 11/2013/TT-NHNN quy định theo nghị quyết 02/2013 của chính phủ, việc giải ngân khoản cho vay tái cấp vốn gói 30.000 tỷ đồng tối đa là 36 tháng kể từ ngày có hiệu lực (1/6/2013). Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, nếu Chính phủ cho phép, thời hạn giải ngân khoản vay có thể kéo dài thêm sau ngày 31/5/2016, khi thời hạn 36 tháng mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra đã kết thúc.
GĐKD Công ty CP Bất động sản VINACOLAND, ông Phạm Trọng Hiển cho rằng: “Việc giải ngân trước hay sau thời điểm 31/5/2016 còn phụ thuộc vào tiến độ xây dựng các dự án đủ điều kiện cho vay. Thời hạn 31/5/2016 là do Ngân hàng Nhà nước đặt ra, Nghị quyết 02/2013NQ-CP và Nghị quyết số 61/2014/NQ-CP của Chính phủ không đặt ra thời hạn của gói hỗ trợ này. Bộ Xây dựng cũng không đặt ra thời hạn giải ngân gói tín dụng này. Bên cạnh đó, việc giải ngân bị chậm trễ là do lỗi của mấy ông triển khai, không thể cắt gói hỗ trợ này khi lỗi không thuộc về những đối tượng thụ hưởng. Chúng tôi sẽ kiến nghị lên chính phủ đề xuất gia hạn thời hạn giải ngân gói tín dụng này đến hết ngày 31/5/2018..” Vị đại diện này cho biết.!
Trên thực tế, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc chậm giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng là do không có các dự án nhà ở xã hội đủ điều kiện giải ngân. Chẳng hạn, Dự án nhà ở xã hội tại Khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh (huyện Mê Linh, Hà Nội) do Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị (HUD) làm chủ đầu tư, sau nhiều lần dự kiến khởi công vào các năm 2013 và 2014, đến thời điểm này, chỉ có khoảng 15% trên tổng số gần 1.700 căn hộ được khách hàng đăng ký mua, vì dự án nằm cách xa trung tâm thành phố, trong khi hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của dự án lại chưa hoàn thiện.
Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) vừa cho biết, tính đến cuối tháng 11/2015, các ngân hàng thương mại tham gia gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng đã giải ngân đạt trên 13.499 tỷ đồng (khoảng 45%). Riêng số tiền cam kết đã là hơn 23.500 tỷ đồng (78%). gói hỗ trợ 30.000 tỷ, mua nhà, nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp
Trong đó, đối với hộ gia đình, cá nhân đã ký hợp đồng mua căn hộ tại tphcmnói riêng và cả nước nói chung, cam kết cho vay 31.367 hộ với số tiền là 14.694 tỷ đồng. Đã giải ngân cho 31.364 hộ với số tiền là 10.072 tỷ đồng. Đối với tổ chức, cam kết cho vay gần 60 dự án với số tiền hơn 8.000 tỷ đồng.
Theo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, kết quả giải ngân trên là đáng khích lệ sau khi Bộ Xây dựng yêu cầu các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc xác nhận các đối tượng đủ điều kiện vay vốn gói tín dụng 30.000 tỷ đồng. Số tiền còn lại (hơn 20%) mà các ngân hàng chưa cam kết giải ngân sẽ tiếp tục được giải ngân theo kế hoạch.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác cũng khiến khách hàng đắn đo khi mua nhà ở xã hội là sự chênh lệch quá lớn về giá bán tại các dự án. Trong khi một số dự án được bán với mức giá khá rẻ (dưới 10 triệu đồng/m2), thì cũng có dự án có mức giá không rẻ hơn là bao so với nhà ở thương mại, khoảng 15 - 16 triệu đồng/m2 (dù được hưởng chính sách hỗ trợ về tiền sử dụng đất, vốn ưu đãi từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng…).
Để thúc đẩy tiến độ giải ngân gói 30.000 tỷ, đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cho biết, trong thời gian tới, Cục sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan để xử lý, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án; đặc biệt là rút ngắn thời gian lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch và thủ tục chuẩn bị đầu tư, tạo quỹ đất dành để xây dựng nhà ở xã hội.
Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các địa phương đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch và thủ tục chuẩn bị đầu tư, tạo quỹ đất để tăng nhanh nguồn cung về nhà ở xã hội và nhà ở thương mại có quy mô dưới 70 m2/căn, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 hoặc dưới 1,05 tỷ đồng/căn, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng gặp khó khăn về nhà ở có đủ điều kiện để vay vốn từ gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng.
Việc đưa ra các điều kiện đối với người có nhu cầu vay vốn là cần thiết, nhằm sử dụng gói hỗ trợ đúng mục đích và đối tượng, đồng thời bảo đảm điều kiện cho tổ chức tín dụng thu hồi được vốn cho vay.
Mới đây, Hiệp hôi BĐS TPHCM (HoREA) còn đề xuất lãi suất cho vay gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng là 4 - 4,5%/năm áp dụng cho năm 2016 (hiện đang là 5%/năm) đối với nhà ở thương mại có giá bán dưới 1,05 tỷ đồng/căn; Đối với nhà ở xã hội thì đề nghị mức lãi suất là 3 - 3,5%/năm để phù hợp với thu nhập phổ biến của các đối tượng và thực tế tình hình lạm phát ổn định ở mức thấp hiện tại. Mặt khác, theo HoREA, cần bổ sung đối tượng được vay là các cặp vợ chồng mới kết hôn; người mới mua căn nhà đầu tiên; người lao động ngoại tỉnh chưa có hộ khẩu thường trú cũng được vay gói tín dụng ưu đãi này…
Về đề xuất của HoREA, ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, nếu tới thời điểm 30/5/2016, nguồn vốn của gói tín dụng vẫn còn thì nên kéo dài thời hạn để thêm nhiều người dân được hưởng lợi từ gói ưu đãi này.
“Từ khi chủ đầu tư có chủ trương thực hiện dự án cho tới khi có thể triển khai có thể mất 2 - 3 năm. Trong thời gian vừa rồi, các dự án nhà ở xã hội khá khiêm tốn và chủ yếu là từ nhiều dự án thương mại có sẵn chuyển sang làm nhà ở xã hội. Còn với các dự án nhà ở xã hội triển khai theo chính sách thì cuối năm 2015 và đầu 2016 sẽ có hàng trăm dự án bung ra thị trường. Khi đó, tốc độ giải ngân của gói này sẽ tăng lên rất nhanh”, ông Đính nói.
Trước đó, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản về tốc độ giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong điều kiện số lượng dự án nhà ở xã hội được triển khai xây dựng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM còn khá hạn chế, dự án nhà ở thương mại có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 hầu như không có, thì việc các ngân hàng đạt số dư nợ như trên là rất cố gắng.
Để được vay vốn hỗ trợ từ gói 30.000 tỷ đồng (dùng để mua nhà trả góp, mua chung cư trả góp, mua chung cư quận thủ đức nói riêng, cả nước nói chung), đòi hỏi đối tượng vay vốn phải đáp ứng các điều kiện chặt chẽ của Nhà nước và các tổ chức tín dụng. Việc đưa ra các điều kiện đối với người có nhu cầu vay vốn là cần thiết, nhằm sử dụng gói hỗ trợ đúng mục đích và đối tượng, đồng thời bảo đảm điều kiện cho tổ chức tín dụng thu hồi được vốn cho vay.
Trong chương trình phát triển nhà ở xã hội khu vực đô thị, đến nay, trên địa bàn cả nước đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 51 dự án nhà ở xã hội, quy mô xây dựng khoảng 25.850 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 9.560 tỷ đồng. Các chủ đầu tư đang tiếp tục triển khai 108 dự án, quy mô xây dựng khoảng 61.290 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 31.760 tỷ đồng.
(Nguồn internet)