Dễ” nhất nghĩa là công việc không phải bỏ ra nhiều sức lao động chân tay và trí óc.
>> Khi giấc mơ vẫn còn đó…
>> Phương pháp học Toán và chọn ngành, nghề phù hợp
>> Năm dấu hiệu chứng tỏ bạn chọn sai nghề
Tuy nhiên nghề ấy lại có nhiều tiền và ổn định nhất. Hãy cùng mình quay lại một chút về tuổi thơ của mình để theo cuộc hành trình tìm kiếm nghề nào là “dễ” nhất của mình nhé!
- Bắt đầu từ khi mình 5 tuổi nhé, khi đó mình đã nhận thức tương đối về thế giới xung quanh, và mình đã bắt đầu cuộc tìm kiếm, chọn lựa nghề nào “dễ” nhất. Lúc đó nếu bạn hỏi mình câu này, mình sẽ không ngập ngừng trả lời: “Nghề xé vé qua phà là dễ nhất”.
Trong con mắt của đứa bé con như mình, các cô, các chú ở bến phà chỉ việc nhận lấy vé của hành khách để xé và bỏ vào thùng là xong việc. Mình hí hửng với ý tưởng đó, và quyết tâm sau này chả thèm đi học nữa mà sẽ xin vô làm nghề xé vé, công việc dễ nhất mà không cần phải đi học ngày nào.
Vậy mà, sau nhiều lần qua phà, mình thấy các cô chú ấy ngồi một chỗ từ sáng đến chiều, hằng ngày có biết bao nhiêu xe cộ đi qua với bao nhiêu khói bụi, và bến phà thì chưa bao giờ sạch sẽ, công việc ấy tuy không tốn nhiều công sức nhưng nhàm chán vô cùng, giống như một đoạn trong phim hài Sác-lô khi ông được phân công một phân đoạn trong dây chuyền sản xuất tự động để đóng nút chai, ngày ngay qua ngày khác chỉ một công việc duy nhất nên đi tới đâu ông cũng quen tay với việc đóng nút chai, thật là bất tiện.
- Công việc thứ hai là thợ may quần áo, mình lại chắc nịch là như thế sau lần đầu tiên mẹ đưa mình đi may quần áo ở tiệm (ngày nhỏ mình toàn mặc đồ may sẵn thôi). Đây là công việc lấy công làm lời, người thợ chỉ việc đo và may lại, vốn bỏ ra chỉ là một chiếc máy may, thước đo, phấn vẽ và một ít nút, chỉ đủ màu.