Sự tò mò về game MOBA
Nếu bạn hay để ý đến những game mới ra mắt thì bạn có thể đưa ra ngay được kết luận rằng tất cả – hầu như tất cả đều là những chận triến đối kháng. BattleBorn là một game MOBA. The Witcher Battle Arena cũng là một MOBA. Cả hai game vừa được thông báo chính thức bởi các nhà phân phối không chính thức (Gearbox và CD Projekt Red) vào tháng 7.
Có rất nhiều các game MOBA khác đang trong quá trình sản xuất, số đó không bao gồm DOTA 2 và Liên Minh Huyền Thoại. Vậy thì tại sao tất cả các hãng phát triển đều muốn ra mắt một game về việc giết chóc và phá hủy các tòa nhà trên cùng một cái bản đồ? Có rất nhiều lý do. Hãy bắt đầu với những điều rõ ràng nhất…
League Of Legends và DOTA 2 đều hái ra tiền
Động lực rõ ràng nhất để các nhà sản xuất làm MOBA chính là bởi Liên Minh Huyền Thoại và DOTA 2. Đây là hai ví dụ phổ biến nhất, vô cùng nổi tiếng trong giới game thủ và ai cũng xem phim muốn chơi. Sự nổi tiếng và lợi nhuận là hai phạm trù không liên quan đến nhau, tất nhiên, nhất là khi bạn đang nói đến một game có thể chơi mà không tốn đến một xu.
Không chỉ Riot Game mà cả Valve đã công bố số tiền mà một game thủ của họ đã chi ra cho trò chơi (dù có một báo cáo cho rằng League of Legends đã kiếm được khoảng 600 triệu USD trong năm 2013 tính riêng cho khu vực phía Bắc). Với 67 triệu người chơi Liên Minh Huyền Thoại mỗi tháng có thể đủ khả năng để chi đuổi hình bắt chữ trả cho mọi người một chuyến đi dã ngoại miễn phí. Còn với DOTA 2 thì sao? Bạn hãy theo dõi những giải đấu quốc tế cũng như giải thưởng của chúng, thật sự là rất lớn.
MOBA là một thuật ngữ rộng
Một khả năng khác như: cụm từ “MOBA” bao gồm cả các lanes, trụ, các con lính NPC và nhiều thứ khác nữa, ngoài ra nó cùng khá là tốn thời gian của bạn. MOBA cũng không phải là dạng định nghĩa vớ vẩn kiểu như “Roguelike” nhưng cứ thử để cho Steam Greenlight viết mấy lời giới thiệu khoa trương, chúng ta sẽ thấy ngay sức hút của thuật ngữ này.
Kết hợp giữa việc nhập vai và phải tính toán những chiến lược cho phù hợp với thời gian, một làn sóng mới đang rộ lên nữa, đó là việc phòng thủ các trụ. Bạn vẫn sẽ thấy nó xuất hiện trên những tiêu đề trong AppStore hoặc các trình duyệt game, nhưng dù với tần suất xuất hiện như vậy, nó vẫn không được các game thủ để ý đến nhiều.
MOBA nâng tầm quan trọng của trụ lên một tầm cao mới, pha trộn với một chút sự quen thuộc có sẵn, tạo thành một ly cocktail hấp dẫn những tay chơi kì cựu.
Dùng tiền mặt để mua vật phẩm và hero trong game
Trong 2 tựa game MOBA lớn mạnh nhất hiện nay là DOTA 2 và Liên Minh Huyền Thoại thì đều có những cách “hút máu” người chơi khác nhau. Ở Liên Minh Huyền Thoại, ngoài những vị tướng cũ, Riot có thể cho ra mắt một hero mới chỉ trong vòng 2 tuần mà không lo ảnh hưởng quá nhiều đến cộng đồng game thủ cũng như những vị tướng khác đang có sẵn trong game.
Vì vậy, nếu game thủ muốn có trong đội hình những Hero yêu thích một cách nhanh nhất thì họ phải chịu chi 1 khoản tiền nho nhỏ.
Còn các tướng trong DOTA 2 đều miễn phí, Valve sẽ cho người chơi chơi thử các hero mới còn các vật phẩm đi kèm như mũ hay áo choàng, vốn chỉ mang giá trị “cho đẹp”… sẽ được bán bằng tiền thật.
Công nghệ phát triển đơn giản, thân thiện
Bạn có thể khởi động hệ thống của mình, bắn đối thủ cách xa mình cả một “đại dương” chỉ trong vòng chưa đến 1 phút. Công nghệ khiến cho việc tấn công liên tục không những khả thi mà còn xứng đáng được đánh giá cao hơn. Và do đó, việc đang nói đến ở đây chính là phải đưa ra công nghệ để ứng dụng tốt với chức năng ấy.
Mặt khác, MOBA được xây dựng trên nền tảng RTS. Xem xét tới DOTA, một MOBA gốc, là Warcraft III hiện đại. Người chơi di chuyển giữa nhiều điểm, và để thực hiện điều đó, họ chỉ cần nhấn vào địa điểm và đứng chờ. Tấn công bằng việc lựa chọn mục tiêu rồi sử dụng kĩ năng định hướng tấn công.
Có rất nhiều điều kì diệu đã xảy ra để khiến cho trận đấu trơn tru hơn, và những trò chơi thiên nhiều về hành động như Dead Island: Epidemic có thể khá là tốn băng thông nhưng thiết kế lại phù hợp để chơi online hơn là Battlefield 4.
Dễ dàng stream các trận đấu trong game
Dota 2 và Liên Minh Huyền Thoại chiếm vị trí hàng đầu trên các trang mạng trực tuyến như Twitch, không chỉ bởi chúng khá phổ biến với thế giới, mà bởi còn có một vài chức năng hiểm thị khá là thân thiện. Nếu bạn từng vào một trang xem trực tuyến, bạn biết là họ thường cung cấp những đường truyền tốt nhất để xem và bình luận những trận đấu đang diễn ra.
Nhưng đa số các trò chơi mang tính đồng đội có thể có được những khán giả tốt hơn nếu những nhà phát triển thực tâm để ý đến vấn đề này. Việc những bạn trẻ theo dõi game thích thú với thiết kế truyền thống của MOBA đó là việc họ có thể biến chúng thành một kênh truyền hình TV về thể thao quen thuộc. Luôn có một chức năng phóng to lên mà không để mất quá nhiều những cảnh bị khuất, nhân vật có trang phục khá sặc sỡ, và cả những cái bóng rất khác biệt để người chơi có thể phân biệt từng nhân vật ngay cả khi chất lượng đường truyền kém nhất. Những clip chiến đấu càng tuyệt thì càng nhiều người muốn thử chơi game.
Không phải là những game dễ chơi
Không thể phủ nhận việc Heroes of the Storm là một game có chiều sâu. Nhiều chiến thuật được tập hợp lại tạo thành một thế cân bằng, chọn những hero phù hợp, lựa chọn nhiều loại bản đồ khác nhau để tạo thành lợi thế của mình. Rất nhiều game MOBA đạt được những thành công vang dội, tập hợp thật nhiều ý tưởng là cách đơn giản nhất để nắm bắt được thị hiếu của thị trường.
Cũng nhờ vào thực tế này, các nhà phát triển đang chọn ra một ý tưởng tuyệt vời nhất để có một bước nhảy vọt trong lịch sử của game chiến thuật có chiều sâu và công nghệ microtransaction.
Tạo sự thích thú khi chơi theo nhóm
Nhiều game mang tính cộng đồng nhưng lại chẳng có chút gì hấp dẫn với một nhóm bạn bè. Chúng cho phép bạn khoe thành tích mình đạt được lên facebook, tường thuật trận chiến của bạn cho bạn bè biết, hoặc so sánh điểm số, thế nhưng cuối cùng khi bạn tập hợp cùng bạn bè để chơi thì trò chơi sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều so với việc tán gẫu với nhau trên voice chat.
MOBA hấp dẫn nhất khi chơi theo nhóm. Bỏ ra 45 phút cho một trận đấu là điền đương nhiên, nhưng nó không hề tốn thời gian đến mức bạn phải bỏ ra cả buổi tối của mình để ngồi trước màn hình máy tính. Và không giống như game MMO, các Hero luôn được thiết lập lại sau mỗi trận đấu, thế nên không ai thực sự quá vượt trội bởi nó phụ thuộc vào kĩ năng chơi của mỗi người.
Kết luận