Công ty môi trường Thảo Nguyên Xanh là một trong những công ty chuyênhoạt động trong lĩnh vực môi trường hơn chục năm nay,từ hệ thống xử lý chất thải cho đến khí thải, phải nói Thảo Nguyên Xanh là một đơn vị tư vấn, thiết kế chuyên nghiệp và đã thành công nhiều dự án lớn nhỏ trên toàn quốc. Xét riêng về lĩnh vực xử lý khí thải, để đem lại hiệu quả kinh tế và áp dụng biện pháp xử lý thân thiện với môi trường, Thảo Nguyên Xanh nghiên cứu đưa ra nhiều giải pháp đáp ứng cho từng nhu cầu riêng của mỗi hệ thống khác nhau như:
1. Xử lý khí thải bằng các phương pháp sinh học: Lọc sinh học: Lọc sinh học (biofiltration) là một công nghệ điều khiển sự ô nhiễm mới. Nó bao gồm sự loại bỏ và ô xi hóa những hợp chất khí bị nhiễm bẩn nhờ vi sinh vật.Lọc sinh học có thể xử lý những phân tử khí hữu cơ- những hợp chất hữu cơ bay hơi ( Volatile Organic Compound- VOC`s) hoặc các hợp chất cacbon, hay những chất khí độc vô cơ- amoniac hay H2S
1.1 Hệ thống lọc sinh học Nguyên lý hoạt động: Hệ thống lọc sinh học cung cấp môi trường cho vi sinh vật phát triển và phân hủy các chất khí có mùi hôi và các chất hữu cơ gây ô nhiễm trong khí thải. Hệ thống lọc bao gồm một buồng kín chứa các vi sinh vật và hấp thụ hơi nước, giữ chúng lại trong nguyên liệu lọc.
Trong quá trình lọc sinh học, các chất khí gây ô nhiễm được làm ẩm và sau đó được bơm vào một buồng phía bên dưới nguyên liệu lọc. Khi chất khí đi ngang qua lớp nguyên liệu lọc, các chất ô nhiễm bị hấp thụ và phân hủy. Khí thải sau khi đã lọc sạch được phóng thích vào khí quyển từ bên trên của hệ thống lọc.
Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải
1.2 Ưu và khuyết điểm của hệ thống lọc sinh học Ưu điểm
+ Giá thành thấp, giá vận hành thấp, ít sử dụng hóa chất.
+Thiết kế linh động, do đó có thể thích nghi với mọi loại hình công nghiệp và diện tích của xí nghiệp
+ Hệ thống lọc sinh học linh động trong việc xử lý mùi hôi, các hợp chất hữu cơ bay hơi và các chất độc. Hiệu suất xử lý thường lớn hơn 90% đối với các khí thải có nồng độ các chất ô nhiễm < 1000 ppm.
+ Nhiều loại nguyên liệu lọc, vi sinh vật và điều kiện vận hành khác nhau có thể áp dụng để đáp ứng nhu cầu xử lý
Khuyết điểm + Hệ thống lọc sinh học không thể xử lý được các chất ô nhiễm có khả năng hấp phụ thấp và tốc độ phân hủy sinh học chậm ví dụ như các hợp chất hữu cơ bay hơi có chứa chlor.
+ Các nguồn ô nhiễm có nồng độ hóa chất cao cần các hệ thống lớn và diện tích lớn để lắp đặt hệ thống lọc sinh học.
+ Nguồn gây ô nhiễm có mức độ phóng thích chất ô nhiễm biến động cao sẽ gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật cũng như hiệu suất xử lý của chúng.
+ Thời gian để cho các vi sinh vật thích nghi với môi trường và tạo thành các màng sinh học (biofilm) có thể kéo dài hàng tuần đến hàng tháng, đặc biệt là đối với việc xử lý các chất hữu cơ bay hơi
2.
Xử lý khí thải bằng các phương pháp hấp phụ:
Hấp phụ:Là hiện tượng các phân tử chất khí, lỏng, các ion được giữ lại trên bề mặt phân cách pha. Bề mặt phân cách pha có thể là lớp phim khí – lỏng, lỏng – lỏng, khí – rắn và lỏng – rắn.
Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ là quá trình xử lý dựa trên sự phân ly khí bởi ái lực của một số chất rắn đối với một số loại khí có mặt trong hỗn hợp khí, trong quá trình đó các phân tử chất khí ô nhiễm trong khí thải bị giữ lại trên bề mặt vật liệu rắn. Vật liệu rắn được sử dụng trong quá trình này gọi là chất hấp phụ (adsorbent), còn chất khí bị giữ lại trong chất hấp phụ được gọi là chất bị hấp phụ (adsorbate).
Lực phân tán London (Đóng vai trò chính trong quá trình hấp phụ). Tags
xu ly nuoc thai2.1 Nguyên lý hoạt động:
Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ là quá trình phân tách khí dựa trên ái lực của một số chất rấn đối với một số loại khí có mặt trong hỗn hợp khí nói chung và trong khí thải nói riêng.
Trong quá trình hấp phụ các phần tử chất khí ô nhiễm trong khí thải bị giữ lại trên bề mặt vật liệu rắn (chất hấp phụ). Chất khí bị giữ lại gọi là chất bị hấp phụ.
Quá trình hấp phụ được sử dụng để khử ẩm trong không khí, khử khí độc hại và mùi trong khí thải, thu hồi các loại hơi, khí có giá trị
Có hai phương thức hấp phụ:
• Hấp phụ vật lý : Các phần tử khí bị giữ lại trên bề mặt chất hấp phụ nhờ lực liên kết giữa các phần tử. Quá trình này có toả nhiệt, độ nhiệt toả ra phụ thuộc vào cường độ lực liên kết phân tử.
• Hấp phụ hoá học : Khí bị hấp phụ do có phản ứng hóa học với vật liệu hấp phụ, lực liên kết phân tử trong trường hợp này mạnh hơn ở hấp phụ vật lý. Do vậy lượng nhiệt toả ra lớn hơn, và cần năng lượng nhiều hơn.
Các chất hấp phụ (vật liệu hấp phụ) : Thường là các loại vật liệu dạng hạt có kích thước từ 6 – 10 mm có độ rỗ lớn. Vật liệu hấp phụ đảm bảo các yêu cầu.
• Có khả năng hấp phụ cao
• Phạm vi tác dụng rộng – tách được nhiều loại khí.
• Có độ bền cơ học cần thiết
• Khả năng hoàn nguyên dễ dàng
• Giá thành thấp
Liên hệ để biết thêm chi tiếtCông ty
Công ty môi trường Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
Địa chỉ: 158 Nguyễn Văn Thủ, Phường ĐaKao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0839118552 – 0918755356
Website: www. lapduan.com.vn