1. Giới thiệu: Gỉ thép là hiện tượng phổ biến và thường gặp nhất là đối với các công trình xây dựng tại vùng biển, khu công nghiệp hoặc công trình gặp thời tiết ẩm ướt mưa nhiều. Quá trình gỉ thường xuất hiện chỉ sau vài ngày đến vài tuần nếu thép không được bảo vệ bằng các biện pháp kỹ thuật thích hợp. Gỉ thép không chỉ làm hao hụt tiết diện, mà nghiêm trọng hơn nếu không được xử lý triệt để sẽ gây suy giảm tuổi thọ công trình nhanh chóng. Biện pháp bảo vệ thép chống ăn mòn trong đó có công tác làm sạch gỉ thép trước khi sử dụng là nhiệm vụ quan trọng nhất nhằm đảm bảo tuổi thọ lâu dài cho các kết cấu bê tông cốt thép, kết cấu thép.
2. Hiện tượng và bản chất của gỉ thép
Hiện tượng gỉ thép thường xuất hiện trên bề mặt kết cấu thép tại những vị trí có độ ẩm cao, dễ dàng tiếp xúc với không khí. Gỉ thép thường có màu từ vàng nhạt đến nâu đậm là sản phẩm của quá trình ăn mòn điện hóa thép.
Tại anốt :
Fe – 2e ® Fe2+
Tại catốt
2H+ + 2e ® H2
H2O + ½ O2 + 2e ® Fe(OH)2
Phản ứng tổng hợp là :
Fe2+ + 2OH‑ ® Fe(OH)2
Nếu dư oxy không khí
2 Fe(OH)2 + ½ O2 + H2O ® 2 Fe(OH)3
Tùy vào môi trường xung quanh mà sản phẩm tạo thành khác nhau, có thể tích khác nhau gây nên giảm tính chất cơ lý, tiết diện, bong bục, nứt lớp bảo vệ.
Fe
FeO
Fe3O4
Fe2O3
Fe(OH)2
Fe(OH)3
Fe(OH)3.3H2O
3. Các phương pháp làm sạch gỉ thép
Để đảm bảo khả năng làm việc lâu dài, thép bắt buộc phải được làm sạch trước khi sơn phủ, đổ bê tông hay áp dụng bất kỳ phương pháp bảo vệ nào. Một số phương pháp làm sạch gỉ phổ biến được áp dụng hiện nay là:
- Phương pháp cơ học: sử dụng các thiết bị, công cụ làm sạch gỉ bằng các tác động như chà sát, va đập... loại bỏ gỉ ra khỏi bề mặt thép. Phương pháp này có ưu điểm làm sạch hoàn toàn gỉ, kỹ thuật đơn giản nhưng nhược điểm chính là chi phí cao, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động đồng thời không thể làm sạch gỉ được tại những vị trí có cấu tạo kiến trúc phức tạp như khe kẽ nhỏ, kết cấu cốt thép đã lắp dựng chờ đổ bê tông ...
- Phương pháp điện hóa: sử dụng đồng thời hóa chất và dòng điện làm sạch gỉ thép bằng các phản ứng điện hóa. Phương pháp này có ưu điểm là làm sạch gỉ tốt, kể cả các vị trí phức tạp nhưng kỹ thuật cao, chi phí lớn và chỉ phù hợp với các vật dụng thép có kích thước nhỏ.
- Phương pháp hóa học: sử dụng các loại hóa chất hòa tan gỉ như các loại axít mạnh H3PO4, H2SO4, HNO3, HCl. Phương pháp này có ưu điểm làm sạch gỉ tốt, giá thành thấp nhưng sử dụng axít nếu không cẩn thận rất nguy hiểm, đồng thời lượng axit dư gây ảnh hưởng đến chất lượng các lớp bảo vệ kế tiếp như sơn, bê tông.
- Phương pháp sử dụng chất biến đổi gỉ: đây là phương pháp hiện đại xử lý gỉ thép. Không giống như các phương pháp làm sạch gỉ thông thường, chất biến đổi gỉ tham gia phản ứng hóa học với gỉ thép tạo thành phức chất bền, trơ. Gỉ thép được sử dụng làm một thành phần trong lớp bảo vệ mà không bị loại bỏ. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như khả năng làm sạch cao, chi phí thấp, không gây ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến người lao động, có thể thích hợp với mọi loại kết cấu thép...
4. Cơ chế hoạt động và bảo vệ của chất biến đổi gỉ
Chất biến đổi gỉ được chế tạo từ hỗn hợp nhiều loại hóa chất khác nhau có khả năng tham gia phản ứng hóa học với gỉ thép. Hoạt chất chính được sử dụng thông thường là các hợp chất thuộc nhóm polyhydroxyphenols có khả năng tạo phức với gỉ thép :
Đầu tiên, các chất biến đổi gỉ xâm nhập vào trong gỉ thép, hòa tan gỉ thép biến gỉ thép thành các hợp chất phức trơ, không tan và bền. Sau đó tự chúng liên kết lại với nhau hình thành lớp màng bảo vệ liên tục, chắc đặc tương tự như một lớp sơn lót mỏng. Lớp màng này chính là lớp bảo vệ chống ăn mòn lâu dài, đồng thời tạo lớp liên kết với các lớp bảo vệ kế tiếp.
5. Giới thiệu chất tẩy gỉ mà chúng tôi cung cấp
CHẤT BIẾN ĐỔI GỈ B-05
PHẠM VI ỨNG DỤNG:
§ B-05 là chất biến đổi gỉ hỗn hợp được sản xuất trên cơ sở các hoá chất vô cơ và hữu cơ;
§ Dùng để làm sạch thép bị gỉ;
§ Dùng để bảo quản thép chưa bị gỉ chống lại các tác nhân gây ăn mòn.
TÍNH NĂNG KỸ THUẬT
§ Khả năng làm sạch gỉ thép đến loại C (gỉ vảy mỏng) theo phân loại TCXDVN 334:2005;
§ Không ăn mòn cốt thép;
§ Không ảnh hưởng tới lực bám dính giữa cốt thép và bê tông;
§ Thời gian bảo quản thép sau khi đã xử lý băng B-05: 06 tháng đối với môi trường thông thường, 01 tháng đối với môi trường biển và công nghiệp;
§ Thời gian khô se mặt: 1-2 giờ và khô hoàn toàn 24 giờ.
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM
§ Dạng lỏng màu xanh nhạt;
§ pH: 3-4;
§ Tỷ trọng: 1,17±0,01 g/cm3;
§ Sản phẩm đựng trong can dung tích 10lít, 20lít, 25lít hoặc trong các phuy 200lít.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
§ Bề mặt thép trước khi xử lý bằng B-05 cần được thổi sạch bụi bẩn, khô và không dính dầu mỡ;
§ Lượng dùng để bảo quản thép chưa gỉ (loại A) thông thường là 1lít B-05 cho: 10-12m2 thép;
§ Lượng dùng để xử lý thép gỉ (loại B và C) là 1lít B-05 cho: 6-10m2 thép;
§ Dùng chổi quét hoặc súng phun B-05 lên bê mặt thép cần xử lý (tuỳ theo mức độ gỉ, có thể phải quét vài ba lần cách nhau 20-30phút);
§ Thi công trong điều kiện khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với nước hoặc nước mưa khi sản phẩm chưa khô hoàn toàn (sản phẩm khô hoàn toàn khoảng 24 giờ);
§ Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát;
§ Thời hạn sử dụng sản phẩm tối thiểu 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
(Đến với chúng tôi quý khách có thể yên tâm về chất lượng vì sản phẩm được trung tâm sản xuất ra và đã được kiểm nghiệm, cùng giấy chứng nhận về tiêu chuẩn và chất lượng)
Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - IBST
Trung tâm Tư vấn Chống ăn mòn và Xây dựng - CCP.IBST
Địa chỉ: 81 Trần Cung - Cầu Giấy - Hà Nội
Liên hệ: Mr Nghị (ĐT: 04.66519319; 0904068021)