Sau khi lên kế hoạch thiết kế cho khu vườn, hãy lưu ý đến các cơ sở trong thiết kế sân vườn nhà bạn.
Dưới đây là danh sách những nguyên tắc thiết kế tiểu cảnh sân vườn thông dụng cho toàn bộ nghệ thuật sáng tạo nói chung, cho dù là vẽ tranh, âm nhạc, văn học hay thiết kế sân vườn, thiết kế cảnh quan. Hãy sử dụng chúng như là những công cụ để hỗ trợ bạn mà thôi.
1. Phong cách
Mỗi khu vườn có một phong cách hay bản sắc riêng của nó. Trừ khi bạn có một khu vườn rất rộng, được chia thành nhiều khu vực riêng biệt thì nó gây khó khăn để thiết kế nhiều phong cách sân vườn khác nhau trong một khu vườn. Trước tiên hãy nghĩ xem bạn muốn có một khu vườn nhìn trang trọng hay không, rồi sau đó xem xét khu vườn, kiểu cách căn nhà và cả cá tính riêng của bạn nữa.
Sân vườn được thiết kế theo kiểu hiện đại với tông trắng
Sân vườn được thiết kế theo kiểu thôn quê bình dị
2. Sự kết nối
Một khu vườn sẽ tạo cảm giác dễ chịu nếu có chuỗi logic từ khu vực này đến khu vực khác. Các nối đi là một cách để kết nối nhiều phần khác nhau để tạo cảm nhận có tính trật tự và liên quan. Những điểm nhấn như một tác phẩm điêu khắc, một cái cây ấn tượng hay một điểm ngắm hấp dẫn có thể được sử dụng để thu hút ánh nhìn và kéo chúng ta vào một không gian mới.
Các mẫu hình lặp lại trong lối đi tạo nên một “điệp khúc” trong khu vườn. Lối đi ngang dọc, thẳng tắp tạo nên nét thanh tao, sang trọng cho khu vườn
Điểm nhấn của sân vườn từ các tượng gốm sứ
3. Tỷ lệ
Các kích thước và hình dáng liên quan với nhau như thế nào. Hầu hết các vấn đề về tỷ lệ đều xuất phát từ sự thiếu thốn diện tích ví như các luống trồng và lối đi thường quá hẹp hoặc các cây thì quá nhỏ.
4. Sự nhịp nhàng
Với những cây trồng và vật liệu lặp lại, bạn có thể tạo ra cảm nhận của sự nhịp nhàng, trật tự và có thể đoán được. Quá nhiều sự lặp lại sẽ gây nhàm chán nhưng như trong âm nhạc thì những khúc biến tấu trên cùng một chủ đề đem lại sự dễ chịu. Lặp lại những điểm nhấn màu sắc cũng sẽ tạo thành một sự nhịp nhàng trong sân vườn nhà bạn. Nhưng đừng quá lệ thuộc vào sự lặp lại đó. Những khu vườn đẹp nhất luôn để lại khoảng trống cho những điều bất ngờ như một điểm dành cho hoa hương thảo, một chuồng chim kỳ lạ hay một chùm hồn neo rũ qua một bức tường đá.
chuồng chim trong sân vườn với dây leo
5. Sự đối xứng và cân bằng
Con người dường như thường bị hấp dẫn bởi tính đối xứng – hướng đến việc tạo những đặc tính cân bằng hoàn hảo. Một sự cân đối hoàn hảo có thể là một kỹ thuật thiết kế tạo sức lôi cuốn. Nhưng nếu lạm dụng quá nhiều nó sẽ trở nên tẻ nhạt. Còn tính cân bằng lại là một nhân tố cần thiết trong thiết kế sân vườn, tạo dựng cảnh quan đẹp. Cân bằng ở đây là muốn nói tới “sức nặng về thị giác”, giúp người ngắm tìm được cảm giác cân bằng trong tâm hồn họ khi hòa mình vào khu vườn. Một Thiet ke san vuon thành công sẽ kết hợp được cả hai yếu tố đối xứng và cân bằng.
6. Tường, mái và lối đi
Một khu vườn tuyệt vời là đem lại cảm giác bình yên cho người ngắm. Khi đặt chân vào trong đó người ta có cảm giác như bước vào ngôi nhà của chính mình – bạn được bao bọc trong một môi trường thật đặc biệt, khác hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Bởi thế những bức tường, mái vòm và nền vườn sẽ giúp nó mang một đặc tính độc đáo. Khi thiết kế khu vườn, bạn có thể sử dụng những yếu tố này để tạo “các phòng” mà ở trong đó cây cối được sắp xếp theo bối cảnh có chủ đích hơn là để không có trật tự ngoài không gian.
Mái che với cây leo tạo khoảng không gian hài hòa
Cảm giác thích thú khi ngắm một sân vườn hài hòa
7. Cây cối được xem như là yếu tố quan trọng trong thiết kế
Bản thân cây cối cũng có thể là những yếu tố thiết kế quan trọng, mặc dù rất ít nhà làm vườn thực sự sử dụng chúng theo cách này. Những nhánh cây uốn cong của một cây hoa lộc vừng được tỉa cẩn thận có thể lên khung cho toàn bộ khu vườn. Nếu bạn dành thời gian để thử nghiệm với hình dáng, cấu trúc và màu sắc của cây cối, bạn sẽ khám phá ra toàn bộ bảng màu mới của các yếu tố thiết kế. Khi cân nhắc đến 3 yếu tố này cũng tính đến hình dáng và số lượng cả các loại cây trong vườn của bạn.
Bạn có thể tham khảo thêm dịch vụ thiết kế thi công Trần gỗ của chúng tôi
Nguồn tham khảo: http://tieucanhsanvuon.biz/