Du học xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu nhưng thực sự phát triển và trở thành trào lưu trong những năm gần đây. Vậy tại sao du học lại phát triển mạnh mẽ như vậy và chúng ta có nên đi du học không? Bài viết sau sẽ lí giải về điều này:
1. Chất lượng đào tạo các trường đại học, cao đẳng ở Viêt Nam còn thấp
Tính lý thuyết quá cao, tính ứng dụng còn thấp, sinh viên không có nhiều môi trường thực hành. Hơn thế nữa là chương trình ko đc cập nhật và có nhiều bất cập. Giáo viên dù biết đang dạy thứ lỗi thời nhưng ko thể làm khác đc vì sách giáo khoa thiết kế như vậy . Ví dụ về môn sinh thái... học sinh phổ thông có học về quần xã, quần thể... thực tế đó là kiến thức cách đây 80 năm của thế giới và thế giới hiện nay dùng cách phân khác. Thế nhưng đại học thì vẫn cứ học giáo viên vẫn cứ phải dạy. Giáo viên chỉ có thể kể chuyện về những kiến thức mới cho sinh viên nghe thôi chứ dạy chi tiết thì... sinh viên sẽ ko thể đi thi đạt điểm cao! Lý do... đề do khoa ra. Học những thứ ko phải do khoa đề ra thì khi làm bài thi sẽ ko biết làm
Ngoài ra, trên cả nước chưa có trường đại học, cao đẳng nào đạt chất lượng đào tạo quốc tế chủ yếu dưới hình thức liên kết với các trường đại học nướn ngoài. Trường Kinh tế quốc dân liên kết với các trường đại học vương quốc Anh, New Zealand, Trường Ngoại Thương liên kết với trường Bedfordshire- Vương quốc Anh, đại học Lon Đon Metropolitan…
|
Sinh viên du học |
2. Những cơ hội về thu thập và nghề nghiệp
Trước con số 72000 cử nhân thất nghiệp năm 2014, du học là 1 giải pháp: Theo một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách thuộc Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội), có tới 26,2% số cử nhân được khảo sát chưa hoặc không tìm được việc làm. Trong số này, có tới 58,2% không biết xin việc ở đâu, 42% còn lại cho hay bị nhà tuyển dụng từ chối do không đáp ứng được yêu cầu.
Giáo dục ở Mỹ/Canada/Úc/Anh có giá trị toàn cầu, vì thế cơ hội để bạn xin được việc trên thị trường lao động quốc tế sẽ cao hơn. Một khi bạn ổn định công việc ở nước ngoài, bạn cũng sẽ có cơ hội kiếm được thu nhập từ lương nhiều hơn so với ở trong nước. Để mình không là 1 trong 72000 cử nhân thất nghiệp, các bạn nên đi du học.
Hơn nữa, dưới quan điểm của nhà tuyển dụng, một sinh viên du học thường là người năng động, độc lập, sẵn sàng nắm lấy cơ hội và đối mặt với thử thách, có khả năng hòa nhập vào hoàn cảnh và giải quyết các vấn đề. Những kinh nghiệm sống và học tập ở nước ngoài, trao đổi văn hóa với các quốc gia khác, học hỏi thêm ngoại ngữ sẽ là những nhân tố nổi bật, gây ấn tượng trong đơn xin việc của bạn.
|
Lễ tốt nghiệp sinh viên du học |
3. Chi phí du học xấp xỉ chi phí học đại học, cao đẳng tại Việt Nam
Trước tình hình học phí ngày càng tăng, nhiều bậc phụ huynh không còn quá quan tâm đến chi phí du học. Trung bình 1 sinh viên đại học, với học phí, tiền ăn, nhà trọ trong vòng 4-5 năm đại học khoảng 200 triệu + chi phí xin việc khi ra trường khoảng 100-400 triệu. Với sinh viên du học, tùy thuộc vào từng quốc gia, chi phí ban đầu khoảng 250 tr, tuy nhiên trong quá trình học tập, các du học sinh có thể làm thêm để trang trải chi phí cho cuộc sống.
4. Phát triển kỹ năng, kinh ngiệm sống
Một khi bạn quyết định đi du học, bạn buộc phải làm quen với lối sống độc lập hoàn toàn khi không có bạn bè và người thân bên cạnh. Ở một đất nước xa lạ, con người mới, bạn học, trường lớp mới, ngôn ngữ và văn hóa mới, bạn phải tự học cách hòa nhập, vượt qua khó khăn trở ngại. Tự bạn (nhất là các bạn con một trong gia đình) phải làm công việc nhà, nấu ăn, sắp xếp thời gian đi chợ. Nhờ đó bạn sẽ trở nên mạnh mẽ, độc lập, nề nếp hơn cũng như phát triển được những kỹ năng tổ chức và sắp xếp rất có ích cho cuộc sống sau đại học.
5 . Mở rộng thế giới quan của bạn
Thông thường, mọi người không nhìn nhận thế giới và quan sát vấn đề một cách bó hẹp. Việc đi du học giúp cho những sinh viên khi trở về không chỉ có thêm kiến thức mà còn là sự hiểu biết rộng rãi hơn về các nền văn hóa khác, các dân tốc khác.
Những ngày nghỉ cuối tuần cho bạn cơ hội tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh mình. Nếu như bạn đi học tại một châu lục khác, bạn đang đứng trước cơ hội viếng thăm những địa danh mà bạn chưa từng có cơ hội đặt chân tới. Một số chương trình học ở nước ngoài cũng có những buổi ngoại khóa hay du lịch khám phá văn hóa. Đó là những cơ hội tuyệt vời cho bạn.