Nước sơn: màu sắc trang nhã, design hợp với sở thích. Gần đây ở Châu Âu, ở Mỹ, ở Nhật, các trường học và nhà hàng thường sử dụng màu đen. Những người bình thường có khuynh hướng chọn màu phù hợp với trang trí nội thất trong nhà mình, số người mua màu gỗ chiếm áp đảo. Và màu đen thiên về lượng đàn sản xuất đại trà.
Màu sắc của bảng gỗ phát âm (sound board) và vân sớ gỗ: yêu cầu người ở cửa hàng trưng bày mở nắp trên và nắp dưới đàn piano. Từ nắp dưới có thể nhìn thấy tấm sound-board, nếu nhìn được cả phía sau đàn Piano thì càng tốt. Màu của sound-board càng trắng thì là Hyufute sản xuất ở Châu Âu. Trường hợp màu đỏ trà là Spelluse của Canada. Cả hai loại gỗ đều thuộc họ nhà thông lá kim. Nhưng gỗ của Châu Âu vì hầu hết đều khai thác từ rừng trồng ở những triền núi phía Bắc, nên vân sớ gỗ nhuyễn hơn, do đó âm thanh vang tốt hơn.
Trụ chống: Dây đàn Piano gồm có 232 sợi, mỗi một sợi có sức căng 90kg. Khung sắt (frame) và trụ chống chịu lực căng này. Như tôi nói ở trên, khi xem mặt sau của Piano sẽ thấy trụ chống. Trụ chống có chất lượng vững chắc như thế nào thì chúng ta có thể xem và so sánh ở các cây đàn piano yamaha u3e vàđàn piano yamaha w106 để biết. (Những cửa hàng trưng bày Piano chỉ của cùng một hãng thì ta không thể so sánh sự khác biệt giữa những cây Piano của nhiều hãng khác nhau được).
Bộ máy (action): Cơ cấu từ bàn phím đến búa đánh lên dây đàn, có khoảng 2.200 bộ phận. Trong số này, bộ phận đặc biệt cần thiết là búa đàn (hammer). Hình dạng của búa có đẹp hay không hoặc khe khoảng cách giữa các phím đàn có đẹp hay không tùy theo hãng sản xuất. Khoảng cách (khe) giữa các phím đàn nếu không tốt thì chỗ hẹp, chỗ rộng không đồng đều, không khí ẩm thấp cao làm cho gỗ giãn nở, phím đàn khó cử động.
Âm sắc và cảm nhận phím (touch): Sau cùng, hãy đánh thử phím đàn để thử âm thanh, không cần thiết phải đánh như diễn tấu cũng có thể thử tiếng đàn được. Chỉ cần một ngón tay là được, đánh tuần tự từ âm trung, âm cao, âm trầm, sau đó đánh thử so sánh với đàn khác. Bằng cách đó, chắc chắn ta biết được sự khác biệt âm sắc giữa cây đàn đó với cây đàn khác.
Đánh đàn bằng 3 đến 4 ngón, ấn phím từ từ xuống, so sánh với Piano khác các bạn sẽ biết phím đàn nặng hay nhẹ (gần đây người ta thích đánh đàn nhẹ, nên một số hãng cũng sản xuất đàn Piano phím nhẹ)
Trong trường hợp chỉ trưng bày sản phẩm của cùng một hãng, cùng một dòng sản phẩm thì cấu tạo, nguyên liệu đàn vì là giống nhau nên không thể so sánh đàn Piano được. (Trừ khi bạn đã xác định ngay từ đầu là đi mua đàn của hãng nào, không cần phải so sánh với hãng nào khác.)
Có những khách hàng khi mua đàn Piano từ đầu đến cuối chỉ chăm chăm chú ý vào số tiền, thương lượng giá đàn piano. Các bạn nên biết rằng khi mua Piano, dịch vụ hậu mãi hay còn gọi là chỉnh dây đàn là tối cần thiết. Đối với đàn mới từ khi mua thì phải chỉnh dây 2 lần trong 2 năm đầu, sau đó tùy theo mức độ đánh đàn nhiều hay ít, thì nhất thiết phải chỉnh dây tối thiểu 1 đến 2 lần trong năm.
Dây đàn được căng tổng lực căng là 20 tấn, cho dù không đánh đàn Piano đi nữa thì dây vẫn tự nhiên chùng xuống. 2-3 năm mà không chỉnh dây, âm thanh sẽ hạ thấp xuống nửa cung, chỉnh dây 1 lần dây đàn không quay về đúng chuẩn mà vẫn bị sai lệch, phải chỉnh 2 đến 3 lần. Nếu cứ để mặc kệ đàn không chỉnh càng lâu thì lỗi trục trặc cũng tăng do không khí ẩm, dây rỉ sét nhiều, khi tiến hành chỉnh dây thì chi phí sửa chữa sẽ lên gấp 3 đến gấp 5 lần so với chỉnh định kỳ. Chi phí sửa chữa tăng, tuổi thọ Piano giảm nếu không được chỉnh định kỳ. Vì thế, việc thực hiện chăm sóc khách hàng định kỳ, và trình độ chuyên gia của cửa hàng cao hay không chúng ta cần phải biết. Tốt hơn hết, nên lựa chọn một cửa hàng tốt, có chuyên gia đáng tin cậy có kỹ thuật cao đến chỉnh dây định kỳ. Đánh đàn Piano luôn ở tình trạng tốt sẽ luôn mang lại cảm giác sảng khoái cho người đánh và cho cả người nghe. Các bạn hãy chọn những cửa hàng có thể quan hệ lâu dài như tuổi thọ của đàn Piano vậy.