Khác biệt giữa 2 miền Nam Bắc trong tổ chức sự kiện
Trên mảnh đất hình chữ S này, đi từ tỉnh này sang tỉnh khác, vùng này sang vùng khác đã có sự khác biệt nhất định trong suy nghĩ, tập quán, văn hóa, phong tục sống… Và ở 2 miền Nam Bắc thì sự khác biệt đó khá rõ nét. “Nhập gia” thì phải “tùy tục” vì thế người làm kinh doanh nói chung và người làm trong lĩnh vực dịch vụ tổ chức sự kiện cần có sự am hiểu và cách hành xử phù hợp với từng khách hàng riêng.
1. Khách hàng miền Bắc đòi hỏi khắt khe hơn, trong khi đó ở miền Nam lại trọng hiệu quả là chủ yếu.
Khách hàng là yếu tố tiên quyết mà các công ty tổ chức sự kiện đều mong có được. Khách hàng tùy theo môi trường kinh doanh, phong cách sống sẽ có những yêu cầu, mong muốn khác nhau trong công việc. Khách hàng ngoài Bắc yêu cầu tính tỉ mỉ hơn, từng khâu nhỏ trong quá trình họ đều mong muốn hoàn chỉnh. Còn khách hàng trong Nam trọng hiệu quả công việc hơn, và theo đó yêu cầu công việc họ đòi hỏi cũng rất cao. Họ sẵn sàng phối hợp với bộ phận chuyên trách để có thực hiện tốt nhất sự kiện, đặc biệt khi gặp các sự cố do yếu tố khách quan.
2. Sự chênh lệch về nhà cung cấp dịch vụ
Vấn đề quan trọng tiếp theo là nhà cung cấp dịch vụ. Với 1 thị trường năng động, phát triển từ lâu Sài Gòn là nơi quy tụ những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp. Ví dụ việc thuê địa điểm, âm thanh, ánh sáng, người mẫu, ca sĩ.. Sài Gòn cũng cho bạn nhiều lựa chọn hơn. Nhưng không vì thế mà thị trường ngoài Bắc chịu thua thiệt. Là thị trường mở, với nhiều mới lạ và tính cạnh tranh cao các công ty tổ chức sự kiện miền Bắc, đặc biệt là ở Hà Nội đang có thật nhiều nỗ lực và những bước tiến vượt bậc trong thời gian ngắn. Với mong muốn đưa chất lượng dịch vụ lên hàng đầu, công ty tổ chức sự kiện NetMedia tuy là một công ty trẻ nhưng cũng là sự lựa chọn tin cậy với khách hàng đặc biệt trong việc tổ chức các sự kiện xây dựng, giao thông cũng như lễ hội, văn hóa, cưới hỏi.
Và cho dù còn rất nhiều điểm khác biệt nữa trong vấn đề tổ chức sự kiện nhưng dù ở đâu khách hàng cũng luôn mong muốn sự kiện đó được thành công, trọn vẹn. Và những nỗ lực phần lớn thuộc về nhà cung cấp với phương châm “Khách hàng là thượng đế”. Đầu tư vào việc lắng nghe, tìm hiểu để cung cấp một dịch vụ tổ chức sự kiện phù hợp với mỗi miền là một nhiệm vụ khó khăn nhưng cũng không kém phần thú vị cho bất kỳ nhà tổ chức sự kiện nào muốn mở rộng tầm hoạt động của mình trên cả nước.
Hi vọng nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực tổ chức sự kiện nói riêng phát triển rạng ngời trong tương lai.
Dưới đây là sự khác biệt:
Cơn mưa
Mưa Sài Gòn giống tính tình các cô gái Sài Gòn, đỏng đảnh nhưng mau quên. Mưa Hà Nội giống tính tình các cô gái Hà Nội, âm ỉ và dai dẳng.
Ăn mặc
Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào Rex.
Ở Hà Nội, bạn có thể thấy các bác xe ôm mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ.
Xe máy
Ở Sài Gòn, họ gọi chiếc xe gắn máy của bạn là xe hai bánh.
Ở Hà Nội, họ coi chiếc xe máy của bạn là xe có động cơ.
Gọi điện ngoài đường
Ở Sài Gòn, bạn hãy dừng xe – dắt lên vỉa hè – quay ngược đầu xe – nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn cuốn theo chiều gió.
Ở Hà Nội, bạn hãy đứng giữa ngã tư tấp nập người qua để nói chuyện điện thoại – cho cả thế giới biết bạn là ai.
Giao thông
Ở Sài Gòn, bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái – nhưng chớ có đi vào phần đường xe hơi.
Ở Hà Nội, bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi – nhưng đừng có dại dột mà rẽ phải tùy ý.
Ở Hà Nội: Đèn đỏ không được rẽ phải.
Ở Sài Gòn: Đèn đỏ có nơi còn được quẹo trái.
Chùa chiền
H