Chè Thái Nguyên trong lòng dân Việt
Bảo Ngọc Trà
Địa chỉ: Tổ 31, Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên
ĐT: 0280.3507.333 - 0918.368.878
Email: baongoctra@gmail.com - Website: tancuongtra.com
Từ cả trăm năm nay, giữa mưa, nắng và bao những dời đổi của xã hội, cây chè vẫn trẻ trung, chắt gạn từ lòng đất vị tinh tuý chát như nước mắt và ngọt như lời của tình yêu đôi lứa để hiến dâng cho con người.
Ví như khúc tâm giao cuộc đời, ở bất cứ nơi nào khi ai đó nói đến Chè Tân Cương Thái Nguyên, bao giờ cũng nhắc kèm đến một ẩm thực Đặc sản vô cùng quý giá. Người Việt Nam khi đi lễ chùa, khởi tâm sắm lễ thường không quên có ấm chè, với tâm niệm dâng kính chư Phật những gì lòng mình quý trọng. Ấm chè được chọn mua là chè móc câu của vùng đất Thái Nguyên, dậy mùi hương nồng nàn. Loại chè khi mới pha, mở nắp ấm thì kẻ sĩ dùng dằng chẳng muốn bước.
Nếu người Trung Hoa tự hào có các vùng chè nổi tiếng ở Hồ Nam, Hồ Bắc, Chiết Giang... thì người Việt Nam tự hào có vùng chè Lâm Đồng, Yên Bái, Phú Thọ... Nhưng ngon nhất, nổi tiếng nhất vẫn là chè Thái Nguyên. Hiện, toàn tỉnh có hơn 17.660ha chè, trong đó có hơn 16.300ha cho thu hoạch, với năng suất ổn định 107 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 174.772 tấn/năm, tương đương gần 35.000 tấn chè búp khô. Chè Thái Nguyên hiện có 3 hình thức sản xuất là chế biến chè xanh thủ công, chế biến công nghiệp và chế biến công nghệ cao. Hiện, chè Thái Nguyên vẫn chủ yếu phục vụ người tiêu dùng trong nước, nên số lượng chè được xuất bán ra nước ngoài chưa đáng kể, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 6.600 tấn chè búp khô xuất khẩu sang các nước và vùng lãnh thổ là Pa-ki-xtan, Đài Loan, Trung Quốc, Nga, Anh và Nhật Bản. Người Việt Nam, thú uống trà ngấm vào máu thịt, nên dù ở chân trời, góc bể nào, hễ bạn bè gặp nhau là có ấm trà để khơi nguồn câu chuyện. Mà được thứ trà xanh Thái Nguyên mới được coi là thượng hạng. Dù là chè ở vùng Minh Lập (Đồng Hỷ), Phúc Thuận (Phổ Yên), La Bằng (Đại Từ) hay che tan cuong thai nguyen được sao suốt ở các xã vùng chè Tân Cương (T.P Thái Nguyên), đều được gọi chung bằng hai từ: “chè Thái”.
1. Đất trồng chè
* Yêu cầu đất trồng chè
- Đồi chè có độ dốc bình quân hợp lý, độ dốc < 25 độ (trung bình tốt nhất từ 5-10 độ) nếu độ dốc qúa cao khó khăn cho việc trồng chăm sóc, thu hái và thực hiện biện pháp quản lý tổng hợp.
- Mực nước ngầm thấp dưới 1mét (không có nước nổi về mùa mưa), mùa mưa thoát nước nhanh, không bị úng.
- Nguồn nước, đất và không khí không bị nhiễm độc chất hoá học, kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh.
- Cách nguồn nước > 5m, cách suối > 10 m. Trong vùng cách ly bảo vệ nguồn nước này, để lại thảm thực vật tự nhiên (gồm cả cây cỏ dại) phát triển để chống xói mòn và có tác dụng lọc hoá chất nông nghiệp ngấm vào nguồn nước, bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Đất trồng chè không phải là đất rừng nguyên sinh trong ít nhất 24 tháng trước khi trồng mới. Khi sử dụng đất trước đây là rừng thứ sinh hay rừng trồng để trồng chè phải có văn bản phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng nông nghiệp, có các biện pháp đền bù giá trị sinh thái ngang bằng với giá trị sinh thái của rừng trước đây. Biện pháp thực hiện theo khuyến cáo của chuyên gia.
- Không trồng chè trong khu vực bảo tồn, khi trồng chè trên đất thuộc hành lang khu bảo tồn (trong phạm vi 2km liền kề khu bảo tồn) phải có xác nhận của ban quản lý khu bảo tồn việc trồng chè không gây tác động xấu cho khu bảo tồn.
- Đất trồng chè phải thuộc quy hoạch đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp.
- Cần xem xét kỹ nguồn nước sử dụng có nguy cơ bị ô nhiễm hay không, nếu có cần đưa ra biện pháp ngăn ngừa có hiệu quả, đặc biệt là sự ô nhiễm tiềm ẩn từ những dòng chảy, ống cống và khí thoát từ ống khói nhà máy. Xây dựng được các hồ đập giữ nguồn nước mặt, tạo nguồn nước tưới và giữ ẩm trong mùa khô.
- Trong trường hợp vùng sản xuất bị ô nhiễm bất khả kháng, thì không tiến hành sản xuất chè.
- Đất trồng chè phải được quản lý và sử dụng theo hướng ngăn ngừa mọi khả năng ô nhiễm và độ phì nhiêu của đất ngày càng tăng. Theo đó, cần chú trọng canh tác như sau:
- Sử dụng các biện pháp chống xói mòn.
+ Phải trồng chè theo những đường đồng mức, tạo độ nghiêng ra một cách đáng kể;
+ Cần đào những cái rãnh phù sa (toàn bộ hoặc cục bộ) ở bất cứ độ dốc nào để cản nước chảy và giữ nước. Thiết kế và đào những rãnh phù sa phải được để ý và suy xét tới sự an toàn trong quá trình chăm sóc và thu hái;
+ Ở tất cả các vị trí mà xói mòn đất cục bộ xảy ra khốc liệt, cần phải thực hiện sự ngăn cản bằng tất các biện pháp hữu hiệu nhất (trồng cỏ, đào rãnh ngăn, trồng cây to chắn phía trên, v.v);
+ Xây dựng những con mương thoát nước, những con mương này cần cắt ngang dòng chảy, chặn các dòng chảy, làm lưu lượng nước chảy chậm kết quả là làm giảm sự xói mòn. Nên trồng loại cỏ thích hợp dọc theo những con mương để cản nước và xói mòn đất trước khi nước chảy vào mương;
+ Trước khi trồng chè cây che phủ đất được gieo trồng càng sớm càng tốt ngay sau khi làm đất tối thiểu. Lựa chọn các cây trồng che phủ thích hợp, cây họ đậu, cây cỏ có thể dùng làm thức ăn gia súc, cốt khí, chàm lá nhọn,…
+ Chè mới trồng cần được trồng xen cây họ đậu và tủ gốc bằng rơm rạ, hoặc cỏ khô
+ Không chăn thả gia súc, gia cầm trong vườn chè, không bón vào đất các loại phân có nguy cơ ô nhiễm như: Phân chuồng tươi, nước thải trực tiếp của người và động vật, nước thải sinh hoạt và nhà máy.
- Có biện pháp cải tạo đất.
Giữ lại cành lá chè đốn (nương chè năng suất 10 tấn/ha có thể cho lượng cành lá đốn 10 tấn/ha), không nên dùng cành lá chè đốn làm củi đun nấu;
Trồng cây che bóng để bổ sung nguồn lá rụng và cắt tỉa hàng năm của cây che bóng (chàm lá nhọn, muồng Cassia - muồng đen,…);
Tủ gốc bằng tế guột, rơm rạ, lượng tủ 20 tấn/ha, 3-5 năm tủ 1 lần;
Trồng lạc dại, bón phân ủ với lượng 1tấn/sào 3 năm bón 1 lần, phân hữu cơ vi sinh
* Làm đất
+ Thời gian: Thực hiện từ tháng 12 năm trước đến tháng 6 năm sau, hoàn thành trước khi trồng ít nhất 2 tháng.
Khi làm đất trồng mới hay trồng lại có sử dụng máy móc cơ giới, phải giám sát độ nén của đất, không sử dụng máy tại những nền đất yếu, ướt hay nền đất có nguy cơ xói mòn cao.
Khi trồng mới và trong 5 năm đầu phải có biện pháp phòng chống xói mòn bằng việc để lại hoặc trồng mới các cây che bóng, các loại cây khác và cây che phủ đất.
Đào hàng chè
Khoảng cách hàng cách hàng: 1,3-1,5 mét
Sâu: 0,35-0,4 mét
Rộng: 0,4 mét
• Bón phân lót: Sử dụng phân super lân, phân vi sinh và phân hữu cơ đã qua xử lý để bón. Tuyệt đối không được sử dụng bất cứ chất thải nào của người
• Lượng phân bón
- Phân hữu cơ: 32 tấn/ha
- Phân super lân: 1 tấn/ha
• Kỹ thuật bón:
• Trộn đều rải 2 loại phân sau đó dùng đất 2 bên lấp kín trước khi đặt bầu ít nhất 30 ngày
2. Giống
Giống chè đem trồng phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Thích nghi với điều kiện đất đai, khí hậu, có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt phù hợp với yêu cầu cảu các loại sản phẩm chè cần chế biến.
Yêu cầu về vườn ươm giống nếu có:
Khi hộ nông dân có vườn ươm sản xuất giống để sử dụng nội bộ hay bán ra thi trường phải:
- Người quản lý vườn ươm phải giám sát và ghi chép vào sổ nhật ký nông hộ hay sổ ghi chép của công ty chất lượng sinh trưởng, ghi chép đầy đủ những dấu hiệu về sâu bệnh hay các vấn đề về rễ, xác định cây nguồn hay vườn gốc lấy giống.
- Mọi sử dụng thuốc BVTV phải được ghi chép các thông tin theo yêu cầu về ghi chép sử dụng thuốc BVTV trong sổ nhật ký nông hộ.
- Đất sử dụng cho bầu ươm không lấy từ rừng hay khu vảo tồn, khi lấy từ vườn chè nào thì trả lại vườn đó khi trồng.
- Túi bầu là loại có thể tái sử dụng, khi bỏ đi phải được xử lý đúng cách không gây ô nhiễm môi trường.