CÔNG TY CỔ PHẦN HRV ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ
41A Lý Thái Tổ - Tầng 05, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 04 3938 8778 – 0936 153 369
Email: info@hrvedu.vn
HRV vinh dự là đại diện ở Việt nam của các trường đại học, cao đẳng, trung học uy tín trên khắp các nước như Úc, Mỹ, Canada, New Zealand như New Hampton school, Sait Mary''''s School, Marshall school, Maharishi school, Baxter Institute, SIT, Yoobee, Kiwinetlink...
Một số kinh nghiệm phỏng vấn du học Mỹ
Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục giữ thứ hạng cao trong danh sách những nước có số lượng sinh viên du học tại Hoa Kỳ nhiều nhất. Năm 2011, lượng sinh viên Việt Nam tăng 14%, nâng hạng từ vị trí 20 cách đây 5 năm lên vị trí thứ 8. Những con số thống kê ấn tượng đó là sự khẳng định vị thế hàng đầu và sức hấp dẫn của một nền giáo dục đẳng cấp quốc tế như Hoa Kỳ.
Có thể nói việc xin cấp Visa (Thị thực) là một trong những bước quan trọng để giúp cho các bạn học sinh - sinh viên hoàn tất hồ sơ du học Mỹ. Tuy nhiên, để có thể xin được visa du học thì cũng là cả một quá trình với rất nhiều thủ tục mà nếu như không có sự hướng dẫn kịp thời và đúng đắn thì các bạn sẽ gặp phải không ít khó khăn.
Muốn có được kết quả tốt khi phỏng vấn, các bạn phải thỏa mãn 3 điều kiện cơ bản khi xin visa du học:
1. Bạn thực sự có ý định đi học một cách nghiêm túc không? Hoặc bạn có khả năng học tốt tại Mỹ không?
Các viên chức Lãnh sự quán sẽ xem xét quá trình học tập của bạn trước đó cũng như kế hoạch học tập của bạn tại Mỹ. Do đó, các bạn cần mang theo những kết quả học tập mà các bạn có như bảng điểm, học bạ, bằng cấp, giấy khen,... Ngoài ra, bạn cũng phải nắm rõ về trường, khóa học, chuyên ngành học... tại Mỹ cũng như những dự định nghề nghiệp của bạn sau này. Bạn cần phải lên kế hoạch học tập và nghề nghiệp hợp lý, rõ ràng. Kế đến, bạn cần chứng minh rằng bạn sẽ làm gì với bằng cấp mà mình có được sau khi hoàn tất chương trình học tại Mỹ, cũng như các dự định tương lai khi về nước. Nếu có thể, bạn hãy tìm hiểu một chút về ngành nghề tương lai của mình cũng như nhu cầu của ngành nghề đó hiện nay tại Việt Nam. Ngoài ra, thông tin bản thân, gia đình, khả năng tài chính của gia đình, ý định quay trở về Việt Nam... cùng một số dạng câu hỏi khác nhằm thử độ nhạy bén trong tư duy và giao tiếp của học sinh cũng sẽ được đưa ra trong buổi phỏng vấn.
2. Bạn có đủ nguồn tài chính chi trả cho việc học của mình không?
Chính phủ Mỹ muốn biết các bạn có đủ nguồn tài chính hỗ trợ trong suốt thời gian bạn theo học tại Mỹ hay không để đảm bảo chắc chắn rằng bạn không bỏ học và đi làm bất hợp pháp. Vì vậy, bạn cần chứng minh tài chính rõ ràng và cụ thể: ai sẽ là người chi trả học phí cũng như chi phí ăn ở cho bạn?
• Nếu bạn được cấp học bổng thì bạn phải có những giấy tờ liên quan đến việc bạn được cấp học bổng đó.
• Nếu là người khác (không phải cha mẹ), bạn cần giải thích với viên chức Lãnh sự quán về mối quan hệ của bạn với người này, để chứng minh cho việc tại sao người tài trợ này sẵn sàng cam kết trả hàng chục nghìn đôla cho việc học của bạn.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần cung cấp sự những bằng chứng về khả năng tài chính của người tài trợ cho bạn, đặc biệt là nguồn thu nhập và mức thu nhập. Điều này sẽ giúp cho viên chức lãnh sự tin rằng tiền sẽ được cung cấp đầy đủ trong suốt thời gian bạn học.
3. Luôn trung thực
Thời gian phỏng vấn chỉ kéo dài trong khỏang từ 3 đến 4 phút vì thế các bạn phải chuẩn bị sẵn sàng để nói một cách ngắn gọn, rõ ràng nhưng chính xác và đầy tính thuyết phục. Các bạn hãy tự tin, đừng che giấu sự thật, nên trả lời trung thực theo hồ sơ của mình, trong khoảng thời gian phỏng vấn ngắn ấy các bạn cần cung cấp cho viên chức càng nhiều thông tin càng tốt, và đặc biệt không nên trả lời theo cách học thuộc lòng như những lập trình có sẵn mà phải trả lời thật tự nhiên. Các viên chức của Lãnh sự quán Mỹ có rất nhiều kinh nghiệm trong công việc của họ, do đó sẽ không quá khó để họ nhận ra được là các bạn đang nói thật hay không về việc bạn xin visa đi học.
Ông Michael Sestak, Trưởng phòng Visa không di dân - Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM, cho biết: "Khi phỏng vấn chúng tôi không mong chờ câu trả lời hoàn hảo, mà trông chờ vào sự thành thật của bạn. Mặc dù hồi hộp bạn cũng phải thư giãn để đưa ra câu trả lời trung thực. Khi phỏng vấn chúng tôi không yêu cầu nói tiếng Anh, sẽ có phiên dịch. Tuy không bắt buộc nhưng nói được tiếng Anh sẽ có ích vì chứng minh bạn đã chuẩn bị kỹ để học tại Mỹ".
4. Chứng minh sẽ quay về Việt Nam
Đây là điều quan trọng nhất và cũng khó khăn nhất cho tất cả các viên chức Lãnh sự quán khi xem xét. Bởi lẽ, Luật Thị thực của Mỹ quy định rằng các cán bộ lãnh sự phải coi tất cả các ứng viên xin thị thực không nhập cư là những người có ý định nhập cư cho tới khi họ có thể thuyết phục cán bộ lãnh sự rằng họ không có ý định đó. Vì vậy, theo điều luật này thì các viên chức lãnh sự luôn xem các bạn như đang có ý định định cư tại Hoa Kỳ vĩnh viễn cho đến khi nào các bạn chứng minh được điều ngược lại.
Các bạn có thể đưa ra những bằng chứng dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng tất cả chúng phải đủ mạnh mẽ để giúp cho viên chức lãnh sự tin là bạn sẽ không định cư Mỹ. Do đó các bạn nên chuẩn bị sẵn sàng để trình bày hoàn cảnh của mình thật rõ ràng và chính xác để đảm bảo rằng việc các bạn ở Mỹ chỉ là tạm thời.
Theo ông Michael Sestak, sau khi tốt nghiệp sinh viên có quyền ở lại Mỹ một năm để làm việc. Khi hết hạn, nếu làm việc tốt, công ty có thể bảo lãnh để có thể ở Mỹ làm việc thêm 5-6 năm nữa. Vậy làm sao có thể chứng minh ứng viên học xong sẽ về Việt Nam? "Tôi biết rất khó có một câu trả lời về việc quay về Việt Nam. Để xem xét yếu tố này chúng tôi căn cứ vào nhiều khía cạnh khác như: Bạn có người thân ở Mỹ không, nếu có thì sẽ xem xét người thân có làm hồ sơ bảo lãnh diện định cư không, còn nếu có người thân đang học ở Mỹ thì sẽ xem dịp lễ người đó có về Việt Nam thăm gia đình không... Kế tiếp là xem bạn đã từng sang các nước khác chưa, có tuân thủ các quy định xuất nhập cảnh không..." - ông Michael Sestak nói.
Lưu ý:
• Các bạn nên sử dụng tiếng Anh cho phần phỏng vấn của mình và hạn chế sử dụng tiếng Việt vì nếu không các viên chức Lãnh sự quán sẽ cho rằng các bạn không đủ khả năng tiếng Anh để đi du học. Khi bạn nghe không được họ nói bằng tiếng Anh hãy nói "Pardon me" và nhìn người phiên dịch. Họ sẽ dịch lại cho các bạn nhưng nhất thiết các bạn phải trả lời họ lại bằng tiếng Anh. Trừ khi nào không thể nói bằng tiếng Anh, hoặc các bạn cảm thấy nói bằng tiếng Anh các bạn sẽ không thể giải thích hết ý thì hãy xin họ nói bằng tiếng Việt.
• Trong lúc chờ đợi đến lượt mình phỏng vấn, các bạn tuyệt đối không gây mất trật tự, không làm những hành vi khiến họ nghi ngờ vì sẽ bất lợi cho các bạn lúc phỏng vấn.
• Khi nghe gọi đến tên mình hãy thật bình tĩnh, hít một hơi thật sâu và tiến đến phòng phỏng vấn, mỉm cười và chào những người phỏng vấn" Good..., sir/madam". Khi phỏng vấn xong dù được hay không các bạn cũng phải nói cám ơn và chào tạm biệt họ: "Thanks for your interview".
• Hồ sơ phỏng vấn phải được sắp xếp gọn gàng theo thứ tự để khi viên chức phỏng vấn yêu cầu xem những giấy tờ nào thì các bạn có thể đưa cho họ ngay lập tức mà không bị lúng túng.
• Đặc biệt không nên xin visa không quá 120 ngày và không vào Mỹ trước 30 ngày so với ngày nhập học.
HOTLINE:MS:HƯƠNG GIANG
Điện thoại: 04 3938 8778 – Hotline: 0936 153 369
Email: info@hrvedu.vn
Website: www.hrvedu.vn