Tượng Quan Thế Âm, hay còn gọi là tượng Quan Âm, là một sản phẩm điêu khắc, tạc lại hình tượng Quan Thế Âm. Các hình thức tượng rất đa dạng, phụ thuộc vào sự gia nhập của Phật giáo tại mỗi quốc gia và phụ thuộc cả vào các câu truyện dân gian, truyền thuyết của mỗi nước. Qua nhiều thăng trầm, biến cố lịch sử xã hội cũng như của Phật giáo cũng đã để lại dấu vết ở các bức tượng, văn hóa vật thể. Tựu trung lại, tượng Quan Âm có thể coi là biểu tượng Phật giáo và là một tác phẩm mang đầy tính nghệ thuật, thể hiện trình độ khéo léo của nghệ nhân cũng như là sự gởi gắm tình cảm, niềm tin vào Phật giáo của người xưa.
>>>>> Xem thông tin về sản phẩm tuong than tai
Xu hướng làm tượng Quan Âm hiện nay rất phát triển, không chỉ để phục vụ tín ngưỡng mà còn để trang trí nội thất, làm tặng phẩm lưu niệm. Tuy nhiên, mặc dù các tượng này cũng khá đẹp và tinh xảo, nhưng do không được trải qua nghi thức “hô thần nhập tượng” nên chúng chỉ có giá trị như đồ thủ công mỹ nghệ. Trong số các loại hình tượng Quan Âm thì tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay là một hình thức tượng hóa thân đặc sắc nhất.
Quán Âm Bồ Tát là danh hiệu của một vị Phật đáng lẽ đã chứng quả Phật, nhưng còn nguyện lẫn lộn ở cõi ta bà để cứu độ chúng sinh. Người ta cũng gọi Ngài là Quan Âm Phật, Quan Âm Như Lai, Quan Thế Âm, Quan Âm Nam Hải, Phổ Đà Phật Tổ, v.v…Thực ra trong kinh ĐẠI NHẬT và kinh BI HOA đức Bổn Sư Thích ca đã từng dạy rằng, đức Quan Âm Bồ Tát đời quá khứ đã thành Phật hiệu là chánh pháp Như Lai vào thuở lâu xa vô lượng kiếp về trước. Vì bi nguyện độ sanh mà Ngài thị hiện làm thân Bồ tát. Cũng trong kinh BI HOA, đức Phật luôn luôn gọi đức Quan Thế Âm Bồ Tát là “Thiện-nam-tử” tốt ! Vậy đức Quan Thế Âm Bồ Tát không thể nào là nữ nhân được.Ngày nay ta thường thấy những bức tượng quan âm bồ tát
>>>>> Xem hình ảnh về tuong go
Trong động Hương Tích - chùa Hương còn lưu giữ nhiều pho tượng quý, lừng danh nhất là pho tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh tọa lạc chính giữa tòa Tam bảo, tượng do Võ quan Nguyễn Huy Nhật cho tạc vào thời Tây Sơn năm Cảnh Thịnh thứ hai (1793) để cúng dường. Tượng gắn liền với truyền thuyết về Quán Âm Diệu Thiện. Quán Âm bản hạnh chép: Phật Bà là con gái thứ ba của vua Trang Vương, nước Hưng Lâm. Lớn lên, hai cô chị của Chúa Ba lập gia đình, ngán nỗi toàn gặp phải những chàng phò mã ham chơi. Vua Trang Vương ép Chúa Ba lấy chồng, những mong kén được người tài cho nối ngôi.
>>>>> Thông tin về sản phẩm dogomynghe
Chúa Ba không tuân lời, nhất định xin đi tu để cứu độ gia đình và chúng sanh thoát khỏi tai ách. Trang Vương nổi giận sai đốt chùa, sát hại Chúa Ba. Trời Phạm Thiên bèn sai thần núi Hương Tích hóa thành chúa sơn lâm nhảy xuống cứu nạn Chúa Ba. Thần hổ cõng Chúa Ba về núi Hương Sơn, để bà tu hành ở am Phật Tích, Chúa Ba đắc đạo hóa thành Phật Bà ngàn mắt ngàn tay. Nơi đâu chúng sanh mắc nạn, Quán Âm Diệu Thiện ở chùa Hương Tích cũng nhìn thấy, vươn tay ra để cứu độ…